当前位置:首页 > La liga

【trận đấu genoa】Thảo luận kiến nghị của UB Pháp luật của QH về dự thảo Luật Hải quan sửa đổi

thao luan kien nghi cua ub phap luat cua qh ve du thao luat hai quan sua doi

Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh điều hành buổi họp bàn. Ảnh: T.Tr..

Bà Phùng Thị Bích Hường- Vụ trưởng Vụ pháp chế- Tổng cục Hải quan cho biết,ảoluậnkiếnnghịcủaUBPhápluậtcủaQHvềdựthảoLuậtHảiquansửađổtrận đấu genoa hiện có 3 nội dung lớn mà Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đặt ra với dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, đó là: Sự hài hòa của những quy định tại dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) với các nội dung tại các cam kết quốc tế và những Hiệp ước sẽ được ký kết trong thời gian tới; Sự tương thích của dự thảo Luật Hải quan sửa đổi với các luật chuyên ngành khác, đặc biệt sự tác động qua lại với các Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự; Đánh giá những bất cập, khó khăn của cơ cấu, tổ chức bộ máy hải quan hiện hành để thấy được sự cần thiết dẫn đến sự thay đổi tổ chức bộ máy Hải quan.

Đây là 3 vấn đề lớn tại dự thảo Luật Hải quan sửa đổi được đưa ra và đòi hỏi ban soạn thảo Luật Hải quan sửa đổi phải giải trình và được làm rõ hơn.

Bên cạnh đó, bà Phùng Thị Bích Hường cũng cho biết, có 2 nội dung tại dự thảo Luật Hải quan sửa đổi theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cần phải xin ý kiến Bộ Chính trị, đó là vấn đề tổ chức bộ máy và và thẩm quyền chống buôn lậu của Hải quan…

Điều hành buổi họp bàn, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh đã yêu cầu đại diện của các vụ, cục rà soát và báo cáo về những quy định hiện hành, cũng như đánh giá lại những quy định để giải quyết nội dung tương thích của các quy định tại Luật Hải quan với các luật chuyên ngành hiện hành cũng như luật pháp quốc tế…

Phó Tổng cục trưởng yêu cầu Cục Giám sát quản lý về hải quan đánh giá lại tình hình về những quy định về thủ tục hải quan, những thuận lợi khó khăn của quy định hiện hành và những sửa đổi tại dự thảo Luật Hải quan sửa đổi. Trong đó cần lưu ý vấn đề, Luật Hải quan tạo sự thông thoáng thì vấn đề quản lý giám sát hải quan sẽ ra sao, quản lý rủi ro như thế nào để tránh tình trạng gian lận.

Đối với các luật chuyên ngành khác, Phó Tổng cục trưởng yêu cầu các đơn vị rà soát hiện nay các quy chế thực hiện hiệu quả đến đâu; Ảnh hưởng đến hoạt động Hải quan đến mức nào; Có những quy định nào cần phải thay đổi... để đưa ra những kiến nghị với các bộ, ngành khác…

Đặc biệt, hai nội dung quan trọng là thẩm quyền chống gian lận thương mại và tổ chức bộ máy, Phó Tổng cục trưởng yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu và Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo tình hình và số liệu cụ thể, đồng thời đánh giá và phân tích kỹ những bất cập hiện hành để chứng minh cho những thay đổi tại dự thảo Luật Hải quan sửa đổi.

Theo dự kiến, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi sẽ được trình bày trước Quốc Hội vào ngày 29-10-2013, và ngày 7-11- 2013 dự thảo Luật sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ và ngày 25-11-2013 sẽ chính thức được các đại biểu thảo luận tại Hội trường.

T. Trang

分享到: