当前位置:首页 > La liga

【keo bong d】Bảo tàng Việt Nam Đầu tư vẫn ế khách

Bảo tàng văn hóa trong nước bị người Việt ngó lơ

Việt Nam hiện có 138 bảo tàng (BT) và mỗi địa phương đều có BT riêng. Tuy nhiên,ảotàngViệtNamĐầutưvẫnếkhákeo bong d trong hệ thống BT hùng hậu này, chỉ đếm được trên đầu ngón tay những BT hoạt động hiệu quả như BT Quân sự, BT Dân tộc học..., số còn lại hầu hết phải chịu cảnh "ế khách".

Bảo tàng Việt Nam chưa phải điểm đến du lịch hấp dẫn

Nhiều bảo tàng chủ yếu để tổ chức các sự kiện, thậm chí là cho thuê mặt bằng làm... đám cưới.

Ngay cả các BT nổi tiếng bởi giá trị hiện vật trưng bày như BT Chăm (Đà Nẵng), số khách nội địa chỉ chiếm 15% tổng số khách vào tham quan. Những BT danh tiếng khác như BT Mỹ thuật Việt Nam, BT Mỹ thuật Cung đình Huế tuy có lượng khách khá cao, nhưng trên 80% vẫn là khách nước ngoài. Theo ban quản lý BT Nghệ An, tại bảo tàng này, có ngày chẳng thấy ai đến xem. Tương tự như vậy, dù mới được xây dựng với số vốn hơn 50 tỷ đồng trên diện tích 10.000m2, BT Nam Định là một công trình hoành tráng, bề thế ở trung tâm thành phố Nam Định nhưng rất vắng khách đến tham quan...

Vì đâu bảo tàng Việt Nam không phải điểm đến du lịch hút khách?

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, dù được chú ý đầu tư ở nhiều BT, hiện vật còn nghèo nàn, kinh phí hoạt động thiếu dẫn đến việc trang thiết bị ít ỏi, cũ kỹ.

Thêm việc đó, việc quản lý lỏng lẻo cũng góp phần dẫn đến tình trạng ế ẩm của các bảo tàng trong nước.

Những “chứng tích lịch sử” bị người dân trong nước thờ ơ còn bởi quan niệm về bảo tàng chưa đổi mới theo xu thế thời đại. Phần lớn các bảo tàng vẫn chỉ trưng bày theo cung cách cũ, hiện vật nghèo nàn, chưa có các hoạt động bổ trợ đi kèm. 

Bảo tàng Việt Nam chưa phải điểm đến du lịch hút khách

Cảm giác của người đến tham quan tại nhiều bảo tàng đều giống nhau ở cách bài trí và cách giới thiệu tuyên truyền không hấp dẫn.

Sự đơn điệu, thiếu sáng tạo, tham lam, ý tưởng không rõ ràng trong trưng bày hiện vật của các bảo tàng khiến một trong những "địa chỉ văn hóa" cực kỳ quan trọng trở nên kém hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước...

Làm gì để bảo tàng Việt Nam trở thành “pho sử sống linh thiêng”?

Bà Nguyễn Bích Vân, giám đốc bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chia sẻ, để tăng lượng khách tham quan, BT đã quyết định nâng cấp khuôn viên và thiết kế thêm hệ thống đường lên dành cho người khuyết tật. Công tác quảng bá giới thiệu cũng được đầu tư, nhiều cán bộ đã được gửi đi học ngoại ngữ, tập huấn ở nước ngoài về công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh BT đến với công chúng…

Bảo tàng Việt Nam chưa phải điểm đến du lịch hấp dẫn

Các bảo tàng cần phải có chiến lược phát triển cụ thể, kết hợp giữa hệ thống trưng bày và hoạt động quảng bá.

Ở nhiều BT về chiến tranh Việt Nam, bên cạnh việc tham quan triển lãm, du khách còn được hòa chung và thể hiện những màn giao lưu ca múa với các nghệ sĩ và với những nhân vật đặc biệt. Các buổi giao lưu về âm nhạc, ẩm thực hay những hoạt động tình nguyện với các nạn nhân chất độc màu da cam… cũng tạo nên yếu tố đặc biệt trong lòng du khách.

Với Bảo tàng Dân tộc học thì cách làm độc đáo để thu hút lượng khách tới thăm là việc phục dựng và làm sống dậy những trò chơi dân gian của các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc. Khi đến với Bảo tàng du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các hiện vật mà còn được sống trong không gian văn hóa, được tham gia vào những trò chơi dân gian và thưởng thức cả những món ăn dân tộc vào những ngày lễ hội.

Minh Thùy (T.H)

"Chúng ta phải có văn hóa từ chức"

分享到: