【lucky88.tv】Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải: Cuộc sống khi từ quan ít người biết
"Mỗi khi tới nhà tôi chơi,ủtướngPhanVănKhảiCuộcsốngkhitừquantngườibiếlucky88.tv ông Sáu Khải thường cầm theo món quà quê, khi thì vài con cá lóc, khi thì cân cá kèo, vài quả bưởi hoặc cân thịt bò Củ Chi".
Trong căn nhà nằm tĩnh lặng ở đường số 14 Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TP.HCM, ông Trần Hữu Phước (85 tuổi) chốc chốc lại nhìn gói quà rồi thở dài, buồn bã: “Đây là món quà khi ông Sáu Khải (tên gọi thân mật của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải) bị ốm, điều trị bên Singapore gửi về chúc tết gia đình tôi”.
"Khi ông Sáu Khải điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, tôi có hẹn đến thăm, nhưng do bệnh đau chân tái phát, không tới được. Giờ thì ông ấy đi xa thật rồi, mà tôi không kịp gặp lần cuối" – ông Phước thở dài.
Ông Trần Hữu Phước
Ông Phước chia sẻ, ông và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải vốn là bạn đồng niên, đồng hương, cùng nhau tập kết ra Bắc, có thời gian học tập chung ở Liên Xô.
"Tôi với ông ấy quen nhau lâu lắm rồi, nhưng thực sự gắn bó là trong 10 năm trở lại đây, từ khi ông Phan Văn Khải về hưu, cùng nhau lo việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử kháng chiến" - ông Phước mở đầu câu chuyện.
Ông Phước nói, lúc sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất quan tâm chăm lo bảo tồn, tôn tạo các khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam thời kỳ chống Mỹ, như căn cứ Trung ương cục miền Nam, căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (cùng ở huyện Tân Biên, Tây Ninh).
Sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất, ông Khải tiếp tục công việc đó. Trong 10 năm cuối đời, ông Phan Văn Khải đã hoàn thành việc bảo tồn, tôn tạo 2 căn cứ địa lớn thời kỳ chống Pháp, đó là căn cứ địa ở Đồng Tháp Mười - “thủ đô” thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1951) và căn cứ Trung ương cục miền Nam ở rừng U Minh miền Tây Nam Bộ.
Ông Phước bên món quà nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải gửi tặng khi chữa bệnh ở Singapore
Ngoài ra, trong thời gian này, nguyên Thủ tướng còn là chủ biên, xuất bản được nhiều cuốn sách viết về chiến khu Đồng Tháp Mười, rừng U Minh, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, cố Tổng bí thư Lê Duẩn, ông Ung Văn Khiêm, cũng như hoàn thành 2 bộ phim tài liệu về hoạt động xứ ủy Nam bộ…
"Hiện chúng tôi đang biên soạn cuốn sách rất đồ sộ, có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử ở thời kỳ chống Pháp với 200 bức ảnh tư liệu". Ông Phước chia sẻ, cuốn sách lên tới cả ngàn trang, tháng 6 này sẽ gửi bản thảo cho nhà xuất bản, tới cuối năm sẽ hoàn thành, nhưng giờ ông Khải ra đi, việc ra sách sẽ ảnh hưởng ít nhiều.
"Nhờ có tâm huyết của ông Phan Văn Khải mà các chiến khu, căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ ở chiến trường Nam Bộ đều đã được hoàn thành" – ông Phước nói.
Người bạn đồng niên kể, nguyên Thủ tướng dù về hưu nhưng không bao giờ cho rằng nghỉ hưu là kết thúc cuộc đời người chiến sĩ, mà bước sang giai đoạn phấn đấu khác. Và bằng chứng là các việc ông đã làm được trong 10 năm sau khi nghỉ hưu.
10 năm qua, hai ông như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau, từ việc lục lại các tư liệu, các nhân chứng lịch sử, tới việc tìm đạo diễn phim tài liệu về kháng chiến của Nam Kỳ.
"Thật khó để tìm thấy một người tri kỷ như vậy. Dù từng là Thủ tướng, nhưng với bản chất người Nam Bộ thật thà, chất phác, ông ấy không bao giờ xem mình hơn người khác, mà sống hòa đồng với tất cả mọi người.
Mỗi khi tới nhà tôi chơi, ông Sáu Khải thường cầm theo món quà quê, khi thì vài con cá lóc, khi thì cân cá kèo, vài quả bưởi hoặc cân thịt bò Củ Chi. Gia đình tôi ai cũng quý trọng, yêu mến ông ấy" - ông Phước chia sẻ.
Theo Vietnamnet