Triển khai hỗ trợ đợt 2 cho người lao động gặp khó
Chiều ngày 5/8,ẵnsàngtríchquỹdựtrữđểhỗtrợngườidânkhicầnthiếlịch đá bóng. Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo trực tuyến cung cấp thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Thông tin về công tác chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn do Covid-19, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, sau khi hoàn thành hỗ trợ đợt 1, Thành phố đang tiến hành triển khai hỗ trợ đợt 2, dự kiến thực hiện trong 30 ngày với mức hỗ trợ 1 lần 1,5 triệu đồng/người/30 ngày, số người lao động dự kiến được hỗ trợ theo thống kê là 334.192 người, dự toán kinh phí là hơn 501 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố.
Đối với người nghèo, cận nghèo, hộ lao động nghèo đang sống trong khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu vực bị phong tỏa, là những trường hợp gặp khó khăn do việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ trực tiếp 1 lần là 1,5 triệu đồng/người, trong đó nguồn từ ngân sách Thành phố là 1 triệu, từ nguồn xã hội hóa là 500 nghìn đồng. Dự kiến có 90.585 hộ được hưởng chính sách, trong đó có 52.561 hộ nghèo và 28.024 hộ cận nghèo.
“Trên thực tế, tất cả các hộ sẽ được hỗ trợ theo đối tượng chứ không giới hạn số lượng”, ông Dương Anh Đức khẳng định.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thêm, số lượng các hộ trong khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo, khu phong tỏa khoảng 170.000 hộ. Tổng kinh phí hỗ trợ dự trù là hơn 390 tỷ đồng, nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách Thành phố là hơn 260 tỷ và kinh phí xã hội hóa là hơn 130 tỷ.
Thành phố sẵn sàng trích quỹ dự trữ khi cần thiết
Kết luận tại buổi họp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi đánh giá, thời gian qua, việc tổ chức thực hiện của cơ quan các cấp và ý thức tự chấp hành của người dân đều có chuyển biến tích cực. Các hoạt động chính như giãn cách, điều trị, chăm lo người dân đã được vận hành bài bản, đi vào nề nếp, giải quyết được nhiều vướng mắc.
Ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM |
Bên cạnh đó, các cộng đồng tự quản được phát huy, việc xây dựng vùng xanh ở các địa bàn đã có kết quả tốt. Thành phố sẽ tiếp tục theo dõi, thúc đẩy người dân tham gia để mở rộng thêm nhiều vùng xanh trên toàn thành phố.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi chỉ ra 2 vấn đề mà ban chỉ đạo và các cấp lưu tâm tập trung. Thứ nhất là công tác tiếp nhận điều trị, thực tế cho thấy, số lượng người cần điều trị và chuyển nặng đều tăng, trong khi nguồn lực và cơ sở vật chất có hạn, dẫn đến áp lực ngày càng lớn. Trong đó, tầng 3 và 4 của tháp điều trị là tầng chịu áp lực lớn nhất.
Để giải quyết vấn đề này, Thành phố đang tập trung tổ chức lại, phối hợp tốt hơn, cải tiến quy trình để mở rộng không gian tiếp nhận, bên cạnh đó liên thông các tầng để tối ưu việc điều trị. Những giải pháp được cập nhật hàng ngày, không ngừng cải thiện và nâng cao năng lực tiếp nhận điều trị tại các cơ sở.
Vấn đề thứ 2 là sức ép đối với đời sống của người dân khi thực hiện giãn cách dài, các dịch vụ kinh doanh ngừng hoạt động, người dân không có thu nhập hoặc tích lũy cạn kiệt. Về vấn đề này, Thành phố đang tập trung huy động các nguồn lực và đưa ra các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi nhấn mạnh, tất cả người dân có mặt tại Thành phố lúc này đều sẽ được hỗ trợ không chỉ 1 tuần mà nhiều tuần. Thành phố sẵn sàng trích quỹ dự trữ để hỗ trợ người dân khi cần thiết. Bên cạnh đó, Thành phố cũng ghi nhận những nghĩa cử cao đẹp của các cá nhân, tổ chức thiện nguyện, mạng lưới an sinh xã hội đã hỗ trợ người dân với tinh thần tương thân tương ái.
“Với nguồn lực của ngân sách nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và nguồn xã hội hóa, người dân có thể yên tâm, trường hợp nào chưa tiếp nhận hỗ trợ có thể thông tin đến các kênh để được nhận hỗ trợ từ Thành phố”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi khẳng định.