当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả bóng đá sunderland】Việt Nam hiện đang nhận cơ hội vàng để thu hút đầu tư châu Âu

DN châu Âu lạc quan

Các biện pháp hỗ trợ để hồi phục nền kinh tế,ệtNamhiệnđangnhậncơhộivàngđểthuhútđầutưchâuÂkết quả bóng đá sunderland y tế công cộng của Chính phủ Việt Nam được đánh giá mang lại hiệu quả hàng đầu thế giới. Việt Nam đã trở lại hoạt đồng kinh doanh sớm hơn bình thường so với các quốc gia khác còn đang phải tiếp tục đấu tranh với ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch - ông Nicolas Audier - Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) - đánh giá.

5023 dn chau au

Các DN châu Âu lạc quan về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Với những hiệu quả hồi phục của nền kinh tế trong trong bối cảnh bình thường mới đã mang lại tâm lý tích cực, sự lạc quan về môi trường kinh doanh của các DN châu Âu tại Việt Nam. Kết quả khảo sát mới nhất về Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) của EuroCham quý 2/2020 tăng 7 điểm % từ tháng 2 đến tháng 4/2020, đạt ngưỡng 34%. Bên cạnh đó, hơn một nửa các DN châu Âu dự đoán kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ ổn định và được cải thiện nhanh trong quý 3/2020. Có hơn 1/4 các DN châu Âu đã được hưởng lợi từ việc hoãn thuế của Chính phủ, trong khi khoảng 1% đã được hưởng lợi từ việc giảm tiền thuê đất và chậm đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, hơn 50% cho rằng việc giảm thuế như thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng sẽ giúp họ hồi phục tốt hơn sau khủng hoảng.

Bên cạnh đó, EVFTA chính thức thực thi từ 1/8 tới đây cũng được coi là đòn bẩy trong lộ trình phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch. EVFTA sẽ loại bỏ gần như toàn bộ thuế quan, đồng thời mở ra các lĩnh vực mới cho đầu tư. "Với lộ trình thực hiện kéo dài một thập kỷ, EVFTA sẽ xóa bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và châu Âu" - ông Nicolas Audier nhấn mạnh.

Vẫn còn nhiều thách thức phía trước

Dù có những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại thách thức đối với các DN châu Âu đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể, các DN sẽ phải thích nghi với trạng thái “bình thường mới” khi đại dịch vẫn đang diễn ra ở các quốc gia khác trên thế giới khi nền kinh tế Việt Nam đã đạt độ mở lớn trong thương mại toàn cầu. Điều này đòi hỏi các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề như như đưa các chuyên gia nước ngoài quay trở lại làm việc tại các công ty, tổ chức quốc tế, mở cửa giao thương qua biên giới...

Bên cạnh việc EVFTA chuẩn bị có hiệu lực cùng Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU (EVIPA) cũng được kỳ vọng giúp Việt Nam đón thêm dòng vốn đầu tư chất lượng từ các nhà đầu tư EU. Tuy nhiên, theo đánh giá của EuroCham, sự dịch chuyển vốn này sẽ chưa thể tăng nhanh ngay trong thời gian tới. Xu hướng dịch chuyển là có, nhưng vẫn đang được các nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn.

Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier cho hay, các nhà đầu tư châu Âu đang quan tâm đến 3 yếu tố quan trọng để có những quyết định đầu tư vào Việt Nam đó là cải thiện hơn nữa kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và môi trường đầu tư, kinh doanh. Các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, châu Âu và cộng đồng DN cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm hiệu quả thực thi EVFTA trong đó có việc thành lập Hội đồng DN để xem xét các thách thức trong quá trình triển khai.

Các nhà đầu tư châu Âu cũng rất lạc quan khi mới đây các nước thành viên châu Âu đã đạt được thỏa hiệp gói tiền lớn 1.000 tỷ Euro (gần 1.200 tỷ USD) cho phục hồi kinh tế 7 năm tới và quỹ phục hồi kinh tế trong giai đoạn hậu đại dịch Covid - 19 trị giá 750 tỷ Euro (826 tỷ USD). Với việc đạt được các thỏa thuận từ gói cứu trợ kinh tế này từ các nước thành viên châu Âu kỳ vọng các nền kinh tế sẽ có cơ hội phục hồi nhanh hơn, có những tác động tích cực đến tăng trưởng thương mại và đầu tư toàn cầu mà trong đó Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng là điểm đến thu hút đầu tư, tăng trưởng thương mại khi đã thực thi EVFTA và EVIPA.

分享到: