Hội nghị giao ban trực tuyến thường kỳ quý I/2021.do UBND TP.Hà Nội tổ chức. Ảnh: Phúc Nguyên Chiều 2/4,ếThủđôphụchồităngtốcvàkhởisắcrõnékết quả liga tây ban nha UBND TP. Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến thường kỳ quý I/2021. Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Đỗ Anh Tuấn cho biết, 3 tháng đầu năm, thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế, tạo đà tăng trưởng cho các quý tiếp theo và 9 tháng cuối năm 2021. Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I tăng 5,17%, gấp 1,25 lần mức tăng cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,22% so với tháng 2, tăng 1,53% so tháng 12/2020 và tăng 1,12% so với cùng kỳ năm 2020. CPI bình quân 3 tháng đầu năm 2021 tăng 0,04% so với cùng kỳ năm 2020... Đáng chú ý, ngay từ đầu năm, thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, nhất là xử lý các khoản nợ thuế, nợ tiền sử dụng đất, đẩy mạnh công tác quyết toán các dự án hoàn thành… Đồng thời, chính quyền thành phố chỉ đạo điều hành chi ngân sách đúng quy định, tiết kiệm, đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên cũng như đột xuất; kịp thời bổ sung kinh phí phòng chống dịch Covid-19, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của thành phố... Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, trong 3 tháng đầu năm 2021, hầu hết các lĩnh vực của kinh tế Thủ đô đều khởi sắc. Riêng quy hoạch đô thị có điểm nhấn đặc biệt, khi thành phố công bố quy hoạch phân khu nội đô lịch sử tại địa bàn 4 quận nội đô, hiện thực hóa quy hoạch Hà Nội theo hướng bảo tồn và phát triển. Đặc biệt, thành phố một lần nữa vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19, đã kiểm soát được dịch bệnh, tiếp tục thực hiện mục tiêu kép. Kinh tế tháng 3 và quý I có dấu hiệu phục hồi, tăng tốc và khởi sắc rõ nét. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 72.753 tỷ đồng, đạt 30,9% dự toán trung ương giao, đạt 28,9% chỉ tiêu thành phố giao, bằng 101% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương thực hiện 14.192 tỷ đồng, đạt 13,1% dự toán đầu năm, bằng 103,8% so với cùng kỳ. Thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục được chú trọng. Quý I/2021, tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới và bổ sung vốn đạt 101,5 triệu USD, trong đó 49,8 triệu USD của 69 dự án cấp phép mới và 51,7 triệu USD của 22 dự án bổ sung vốn đầu tư... Đặc biệt hiện nay, dịch Covid-19 trong cả nước cơ bản đã được kiểm soát. Thành phố từng bước nới lỏng các biện pháp, cho phép các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trở lại trong trạng thái bình thường mới. | CPI bình quân 3 tháng đầu năm 2021 của TP.Hà Nội tăng 0,04% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Phúc Nguyên |
Tiếp tục đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch Nêu nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 4 và quý II/2021, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh cho rằng, quý II, TP. Hà Nội cần tiếp tục triển khai thực hiện rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, tạo nền tảng cho cả năm 2021, "Các sở, ngành, địa phương cần tăng cường hiệu quả trong xử lý công việc, tích cực duy trì các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; tập trung quản lý, điều hành thu - chi ngân sách, đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố theo kế hoạch. Nếu mỗi cơ sở chỉ chậm 0,01% thì toàn thành phố sẽ chậm cấp số nhân" - ông Chu Ngọc Anh nêu rõ. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị cần phân tích kỹ các chỉ tiêu đạt thấp trong quý I để có giải pháp khắc phục; xác định rõ lộ trình, kế hoạch thực hiện nhằm thúc đẩy các ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng, đóng góp lớn cho GRDP cho Thủ đô. Trong bối cảnh xuất nhập khẩu còn khó khăn, làm giảm nguồn thu, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phân tích cụ thể: "Các giải pháp căn cơ, khoa học về thu - chi ngân sách phải đúng luật, hiệu quả. Các quận, huyện có số thu đạt thấp cần đẩy mạnh thu thuế, phí; đấu giá đất, đôn đốc thu thuế và đẩy mạnh thu hồi nợ thuế... Tinh thần là từng cán bộ phải quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm". Cùng với đó, các đơn vị cần đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, mua sắm, giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố; thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là các nông sản theo mùa vụ. Đồng thời, Hà Nội tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người nộp thuế, nhất là các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phối hợp giải quyết TTHC liên thông tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư trên địa bàn. Cùng với đó, thành phố đảm bảo tốt các điều kiện khám chữa bệnh cả về chất lượng và quy mô, chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; tăng cường chủ động phòng chống dịch bệnh, trọng tâm là dịch Covid-19; kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm.../. Phúc Nguyên |