Trong đó,ầnnghìnhalúabịảnhhưởngbởixâmnhậpmặbang xep tay ban nha 86.000 ha thiệt hại trên 70% năng suất (chiếm 62%), 43.000 ha thiệt hại từ 30-70% năng suất (chiếm 31%) và 9.800 ha thiệt hại dưới 30% năng suất (chiếm 7%).
Các tỉnh bị thiệt hại nhiều là Cà Mau: 49.343 ha, Kiên Giang: 34.093 ha, Bạc Liêu: 11.456 ha và Bến Tre: 13.844 ha.
Dự báo, mùa khô năm 2015-2016, xâm nhập có khả năng kéo dài đến đầu tháng 6, muộn hơn cùng kỳ trung bình nhiều năm khoảng gần 2 tháng.
Cụ thể, từ tháng 3 trở đi, tại các vùng cách biển 30 đến 45 km: Nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Các vùng cách biển từ 45-65 km: Có khả năng bị mặn cao (>4g/l) xâm nhập. Nếu mùa mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6. Trong thời kỳ này, vào những đợt triều cường mặn sẽ xâm nhập sâu. Tuy nhiên, vào thời kỳ triều kém và chân triều có khả năng xuất hiện nước ngọt.
Các vùng cách biển xa hơn 70-75 km tuy ít gặp xâm nhập mặn 4g/l, nhưng cũng cần lưu ý trong các đợt triều cường và vẫn là vùng xâm nhập của nước mặn nồng độ dưới 4g/l, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
Để đối phó có hiệu quả với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ở khu vực ĐBSCL, Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo áp dụng các biện pháp kỹ thuật về thủy lợi và canh tác lúa để hạn chế tác hại do nhiễm mặn; hướng dẫn nông dân chỉ gieo cấy lúa ở những nơi có đủ nguồn nước tưới; chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.
Đối với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao đề xuất, bố trí kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả và đầu tư xây dựng công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định…