VHO - Nhận thức về vai trò của phụ nữ trong gia đình ở Trung Quốc đang thay đổi theo chiều hướng tích cực. Phụ nữ ở đất nước tỉ dân không còn bị gắn với việc gia đình. Nhiều quảng cáo gắn phụ nữ với việc nhà đã bị người dân phản đối,ảngcáophânbiệtgiớitínhbịphảnđốiởđấtnướctỉdâbảng xếp hạng hạng 3 đức một số quảng cáo còn bị chính quyền phạt.
Mới đây nhất đó là thương hiệu chất tẩy rửa có tiếng ở Trung Quốc, Blue Moon, đã dính bê bối khi quảng cáo bột giặt với ngụ ý các bà mẹ nên dành kỳ nghỉ lễ để giặt giũ nhiều hơn. Các áp phích quảng cáo bột giặt này mang khẩu hiệu “Giúp mẹ giặt giũ dễ dàng hơn, thoải mái hơn và không phải lo lắng” hay “Mẹ ơi, mẹ hãy dùng nó trước” với phông nền tràn ngập hình ảnh của những phụ nữ đang làm nhiều công việc gia đình khác nhau.
Chiến dịch quảng cáo này đã nhanh chóng nhận về chỉ trích, khi nhiều người cho rằng đây là quảng cáo có tính phân biệt giới tính và phàn nàn doanh nghiệp không quan tâm đến cảm nhận của phụ nữ khi xem nó. Một người viết trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc: “Đến Ngày của mẹ mà quý công ty vẫn muốn mẹ phải làm việc nhà sao?”. Còn một người khác mỉa mai: “Tôi đề nghị chạy lại chiến dịch này vào Ngày của cha để giúp các ông bố giặt giũ dễ dàng hơn”.
Người dùng thậm chí còn che các áp phích Blue Moon trong các tòa nhà chung cư của họ. Một bức ảnh cho thấy một tấm áp phích bị che một phần bởi nhãn dán có dòng chữ viết tay: “Việc nhà không phải là một món quà, đàn ông cũng có thể giặt giũ”. Một người khác treo tấm áp phích với khẩu hiệu mới: “Mẹ không phải là bảo mẫu, việc nhà là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình”. Chủ đề tranh luận đã nhanh chóng viral trên Weibo với các hashtag liên quan thu hút hơn 12 triệu view trong vài ngày. Blue Moon đã phải nhanh chóng thu hồi chiến dịch quảng cáo này.
Đây không phải là thương hiệu Trung Quốc duy nhất bị cáo buộc chạy quảng cáo phân biệt giới tính. Vào năm 2022, nhà sản xuất cà phê Banhetian có trụ sở tại Thượng Hải đã nhận được phản ứng dữ dội vì một chiến dịch sử dụng khẩu hiệu “Mọi bà mẹ đi làm đều nợ con mình một lời xin lỗi”.
Năm ngoái, một chiến dịch quảng cáo ở Trung Quốc đã khiến người dân nước này phản đối dữ dội khi truyền tải thông điệp khuyến khích những người vợ nâng cấp ngoại hình để làm vừa lòng các anh chồng nóng nảy. Theo tờ South China Morning Post, Công ty Red Dates Culture đã bị Cơ quan Quản lý và Giám sát Tiếp thị Bắc Kinh phạt vì đã vi phạm luật quảng cáo và “thuần phong mỹ tục” của quốc gia tỉ dân này. Hay một đoạn video được phát sóng rộng rãi trên màn hình của các tòa nhà văn phòng và chung cư với nội dung quảng bá cho một loại nước uống collagen mới có tên là Five Doctors giúp cải thiện làn da của người sử dụng, ngăn ngừa lão hóa, chống nếp nhăn và có thành phần hỗ trợ làm trắng da. “Chồng đang giận mình. Uống nào!” là lời thoại của một nhân vật nữ trong quảng cáo.
Theo China Women’s News, tờ báo hàng đầu do Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc điều hành bình luận: “Thay đổi ngoại hình để thu hút ánh nhìn của nam giới là một thông điệp quảng cáo “phân biệt giới tính” gây nhiều tranh cãi và chiến dịch được cho là bước lùi trong tiến trình phát triển các giá trị xã hội ở quốc gia này”. Thời báo Hoàn Cầu lên tiếng: “Thay vì tập trung vào ngoại hình của phụ nữ, các thương hiệu nên chú trọng đến “năng lực và thành tựu nghề nghiệp của họ”. Công chúng cũng chỉ trích đây là trò quảng cáo “kinh tởm” và là một âm mưu “thao túng tâm lý phụ nữ”, tờ South China Morning Post cho biết.
Sau những phản ứng dữ dội của dư luận, Five Doctors đã cáo lỗi và thừa nhận sai lầm của họ khi chạy chiến dịch quảng bá này, đồng thời chịu mức phạt 400.000 nhân dân tệ (tương đương 1,3 tỉ đồng). Công ty quảng cáo đứng đằng sau ý tưởng này cũng bị hứng chịu mức phạt tổng cộng 480.000 nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỉ đồng).
Song Meijie, một nhà nghiên cứu tại Trường Truyền thông của Đại học Sư phạm Phúc Kiến nhận xét rằng, các công nghệ mới thường chỉ che đậy mức độ gánh nặng quá tải của phụ nữ trong công việc nội trợ. Sun Wei, nhà tư vấn tiếp thị thương hiệu tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nói với truyền thông trong nước rằng: “Nhận thức của phụ nữ về vai trò của họ trong gia đình đang thay đổi. Trong thời đại hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ trẻ tin rằng việc nhà nên được chia đều cho cả hai bên”.