Bước ngoặt trong lịch sử Thái Lan “Hương vị Việt Nam” tiếp cận thị trường Thái Lan bằng trải nghiệm trực quan |
| Ông Thaksin sẽ trở về sau 15 năm sống lưu vong |
Đảng Pheu Thai (Vì nước Thái), liên kết với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đã loại đảng Tiến bước (MFP) – đảng giành được nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc tổng tuyển cử – khỏi liên minh 8 đảng, vì muốn đảm bảo chiến thắng của ông Srettha trong cuộc bỏ phiếu bầu người đứng đầu chính phủ tại phiên họp chung của Quốc hội dự kiến vào ngày 4/8. Ông Srettha cần sự ủng hộ của đa số trong số 750 nghị sĩ, bao gồm cả các nghị sĩ tại Thượng viện do quân đội chỉ định. Các đảng bảo thủ như Bhumjaithai (đảng Tự hào Thái) và Palang Pracharath dự kiến sẽ tham gia liên minh mới, và điều này sẽ làm gia tăng sự ủng hộ đối với ông Srettha tại Hạ viện gồm 500 thành viên. Chiến thắng của ông sẽ phụ thuộc vào Thượng viện, nơi đã ngăn cản lãnh đạo MFP Pita Limjaroenrat ngồi vào chiếc ghế Thủ tướng do đảng này trong chiến dịch tranh cử hứa sửa đổi luật khi quân gây tranh cãi. Một chiến thắng cho ông Srettha có thể giúp phá vỡ thế bế tắc chính trị đã làm chao đảo thị trường tài chính Thái Lan kể từ cuộc bầu cử hôm 14/5. Mặc dù chứng khoán và đồng baht tăng giá trong những tuần gần đây, các quỹ nước ngoài vẫn bán khoảng 3,5 tỷ USD cổ phiếu ròng trong năm nay. Triển vọng thị trường dự kiến sẽ sáng sủa hơn với chính phủ do đảng Pheu Thai lãnh đạo, bởi theo các nhà phân tích như Rakpong Chaisuparakul từ KGI Securities, các chính sách của đảng này thân thiện với nhà đầu tư hơn so với các chính sách do MFP thúc đẩy, vận động để hạn chế ảnh hưởng của giới doanh nghiệp. Hiện các nhà lập pháp đã hoãn cuộc bỏ phiếu dự định vào ngày 4/8 để bầu thủ tướng mới. Ông Pita đã thất bại trong vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Quốc hội hôm 13/7 vừa qua khi không giành được đủ số phiếu cần thiết để trở thành thủ tướng, và nỗ lực một tuần sau đó cũng cũng đã bị các nhà lập pháp ngăn cản. Pheu Thai - đảng giành được nhiều ghế nhất trong tất cả các cuộc bầu cử quốc gia trong 20 năm qua, đang chịu áp lực thành lập chính phủ tiếp theo trước sự trở về dự kiến của ông Thaksin vào tuần tới. Đảng cũng có 2 ứng cử viên dự bị khác cho chức vụ thủ tướng: Paetongtarn Shinawatra, con gái út của Thaksin, và cựu Tổng chưởng lý Chaikasem Nitisiri. Yuttaporn Issarachai, nhà khoa học chính trị tại Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, nhận định đây sẽ là cơ hội cuối cùng của Pheu Thai để lãnh đạo chính phủ khi đảng này đang đánh mất “lá phiếu” từ những người ủng hộ MFP. Chuyên gia này lập luận: “Việc ông Thaksin trở về đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy Pheu Thai đứng ra thành lập chính phủ sau 9 năm. Đây là cơ hội cuối cùng để họ nắm bắt. Pheu Thai không còn giữ vị thế độc quyền trong các cuộc bầu cử dân chủ”. Trong cuộc bầu cử vừa qua, MFP đã giành được 151 ghế tại Hạ viện sau khi giành chiến thắng ở Bangkok, chiến trường truyền thống giữa Pheu Thai và các đảng bảo thủ đối lập, và chiếm khoảng 39% số phiếu phổ thông. Tuy nhiên, lời hứa sửa đổi luật khi quân, còn được gọi là Điều 112, cùng với việc thúc đẩy cải cách quân đội đã khiến các thượng nghị sĩ tức giận. Pheu Thai sẽ vấp phải sự phản đối từ những người ủng hộ MFP nếu họ liên minh với bất kỳ đảng nào được quân đội hậu thuẫn. Srettha và Paetongtarn trước đó đã cam kết sẽ không liên minh với các phe nhóm có quan hệ mật thiết với Thủ tướng sắp mãn nhiệm Prayuth Chan-Ocha và Tướng Prawit Wongsuwan (Chủ tịch Đảng Quyền lực Nhà nước nhân dân (PPRP) - những người đứng sau cuộc đảo chính năm 2014 lật đổ chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin. Theo Tim Leelahaphan, nhà kinh tế tại Ngân hàng Standard Chartered Bank Plc, ngay cả khi một Thủ tướng được Quốc hội phê chuẩn, tình trạng bất ổn chính trị vẫn có thể tiếp tục. Ông nói: “Có thể mất vài tháng để sự hỗn loạn chính trị dần lắng xuống”. |