Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội thảo Văn hóa 2022,êngiavàQuốchộfrankfurt đấu với gladbach lắng nghe ý kiến của hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học |
Năm 2022, “Khởi dựng các diễn đàn thường niên về kinh tế- xã hội và văn hóa” được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội. Trước nữa, vào cuối năm 2021, Chủ tịch Quốc hội cũng trực tiếp chủ trì tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia và sau đó là chủ trì Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.
Khi đó, kinh nghiệm tổ chức các Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, Mùa Thu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XII lại được nhắc đến, đâu đó pha lẫn chút tiếc nuối. Nhắc đến các diễn đàn đó là vì, dù được tổ chức chỉ bởi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhưng các Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân, Mùa Thu từng gây tiếng vang lớn với các phân tích, phản biện, khuyến nghị thẳng thắn, sâu sắc của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội.
Từ hơn 10 năm trước, Ủy ban Kinh tế khóa XII đã đặt ra và theo đuổi quan điểm xuyên suốt là phải giải quyết những bất ổn vĩ mô từ gốc, coi ổn định vĩ mô là nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Quan điểm này, giờ đây vẫn còn nguyên giá trị.
Còn nhớ, có lần, người viết bài hẹn gặp Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII Hà Văn Hiền tại phòng làm việc của ông, song cuộc trao đổi liên tục bị ngắt quãng bởi các cuộc điện thoại từ một số cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội..., với cùng một yêu cầu “đòi” được gửi 10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô vừa được đúc kết sau Diễn đàn.
Để diễn đàn có “thương hiệu” như thế, không thể không nhắc đến công lớn của ông Hà Văn Hiền. Khi trúng cử Quốc hội khóa XII, lần đầu tiên làm đại biểu Quốc hội, cũng là lúc ông Hiền nhận ngay nhiệm vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế. Giai đoạn đó (2007 - 2011), nền kinh tế có nhiều biến động, Ủy ban Kinh tế lại vừa được tách ra từ Ủy ban Kinh tế - Ngân sách, hoạt động độc lập nhiệm kỳ đầu tiên. Vì thế, nếu chỉ dựa vào nội lực (Ủy ban chỉ có 8 nhân sự chuyên trách ở Trung ương, sau đó chỉ còn có 5 người), thì khó có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ.
Vì thế, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền và Thường trực Ủy ban Kinh tế đã rất kỳ công để xây dựng mô hình hoạt động mở, tập hợp được ý kiến rất đa chiều và tranh thủ được sự đóng góp của đông đảo đội ngũ chuyên gia kinh tế trên cả nước.
“Bên cạnh các cộng tác viên là những nhà kinh tế nổi tiếng, Ủy ban còn phối hợp với Viện Khoa học xã hội tổ chức nhiều hội thảo ở quy mô lớn với sự tham gia của các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, các trường đại học, nhiều chuyên gia giỏi, kể cả các chuyên gia kinh tế độc lập. Ý kiến của họ là kênh thông tin cực kỳ quý giá, còn nếu chỉ gói gọn ý kiến trong Ủy ban thì có thể đánh giá không đầy đủ, không kết hợp được lý luận và thực tiễn, nhất là khi đánh giá các vấn đề mang tầm vĩ mô”, ông Hiền trao đổi với người viết bài như thế, khi rời nhiệm vụ vào giữa năm 2011.
Nhìn lại những năm ấy, các Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân - Mùa Thu được tổ chức ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, thu hút hàng trăm chuyên gia có tiếng, từ các vị đầy kinh nghiệm và bản lĩnh như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Đình Cung, Trương Đình Tuyển, Trần Đình Thiên..., cho tới các chuyên gia trẻ như Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Xuân Thành... gần như đều có mặt đông đủ.
Họ được mời với tư cách cá nhân, không phân biệt đang làm nhà nước hay tư nhân, đã nghỉ hưu hay đang còn trẻ, họ được thể hiện chính kiến mà không lo “nhìn trước, ngó sau”. Bởi thế, họ tạo nên “thương hiệu” cho Diễn đàn và đóng góp không nhỏ cho hoạt động của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Tạo nên và duy trì được không khí đó, có vai trò của Chủ nhiệm Hà Văn Hiền. Dù vấn đề được đặt ra gai góc cỡ nào, quan điểm khác biệt ra sao, từ vị trí điều hành, ông vô cùng điềm tĩnh để thông tin chụm vào chủ đề chính và tuyệt nhiên không khiến các vị chuyên gia cảm thấy có bất cứ hạn chế nào khi bày tỏ quan điểm.
Hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, Mùa Thu tiếp tục được duy trì đến mùa thu năm 2015, với không ít tiếc nuối. Bởi, ở diễn đàn cuối cùng, người kế nhiệm ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa XIII Nguyễn Văn Giàu vẫn đánh giá: “Các diễn đàn kinh tế một năm được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu đã hỗ trợ lớn cho hoạt động của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, vì tính thời sự, khoa học, thực tiễn, những ý kiến đóng góp trung thực, thẳng thắn, trong sáng, vì lợi ích của đất nước”.
Tất nhiên, dù diễn đàn không tiếp tục mở, thì sau đó, nhiều chuyên gia vẫn tiếp tục đóng góp cho hoạt động của Ủy ban Kinh tế nói riêng, Quốc hội nói chung. Để thẩm tra các dự ánluật và các vấn đề thuộc trách nhiệm phụ trách, mỗi cơ quan của Quốc hội đều cần huy động trí tuệ chuyên gia. Có những vị đại biểu Quốc hội chuyên trách cũng xây dựng cho mình đội ngũ chuyên gia riêng, để sẵn sàng tham vấn ý kiến khi cần thiết.
Tuy nhiên, báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội từng nêu một trong các hạn chế của nhiệm kỳ này, đó là chưa có cơ chế rõ ràng, phù hợp để phát huy một cách thiết thực, hiệu quả trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học trong hoạt động lập pháp.
Bước sang nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 cũng được thành lập. Và như đã nói, Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội trực tiếp chủ trì nhiều cuộc tham vấn ý kiến chuyên gia ở phạm vi hẹp cũng như các diễn đàn lớn có sự tham dự của hàng trăm khách mời là các chuyên gia cả trong và ngoài nước.
Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2022 có một chi tiết rất thú vị, đó là khi tham gia phiên thảo luận chuyên đề “Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệpvà người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trực tiếp trao đổi với chuyên gia UNDP.
Khi đó, chuyên gia UNDP khuyến nghị, để kích thích chi tiêu hộ gia đình, nên “chuyển khoản tiền mặt cho dân”. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt vấn đề những chính sách như sử dụng kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (lên tới 38.000 tỷ đồng tiền mặt) hỗ trợ tiền thuê nhà (6.600 tỷ đồng) có tính là chi trực tiếp hay không?.
Nêu rõ sự khác nhau là ở nhiều nước tỷ lệ lạm phát cao trong khi Việt Nam lại duy trì ở mức thấp, Chủ tịch Quốc hội trao đổi với các chuyên gia là Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ và thấy rằng, thay vì chi tiền trực tiếp cho người dân, thì giảm thuế giá trị gia tăng 2% (làm giảm thu ngân sách mấy chục ngàn tỷ đồng) sẽ giúp bất cứ người dân nào cũng được hưởng, với số tiền ít hơn, nhưng mua được nhiều hàng hóa hơn và thực thi rất nhanh. Sau đó, ông còn trao đổi cả một số vấn đề về lao động, việc làm và sự trao đổi lại của chuyên gia UNDP đã khiến phiên thảo luận kéo dài qua cả 12h trưa, trong không khí sôi nổi, cởi mở.
Phát biểu bế mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, các ý kiến của các diễn giả, chuyên gia là thông tin tham khảo, căn cứ quan trọng trong hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Với Hội thảo Văn hóa 2022, lắng nghe ý kiến chuyên gia trọn ngày, trong phát biểu bế mạc, ông Vương Đình Huệ khái quát, Hội thảo đã thống nhất 9 nhóm chính sách lớn, quan trọng, cần được tập trung nghiên cứu, thể chế hóa để tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo sự phát triển đột phá cho phát triển văn hóa. Đầu tiên là chính sách phát triển con người Việt Nam toàn diện, trong đó đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên... Hội trường vẫn kín chỗ cho đến khi ông dừng lời, trong một ngày nghỉ, cho thấy sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, khi các nhà lập pháp thực sự cầu thị.
Thông qua các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm để huy động trí tuệ của cả hệ thống chính trị cho những vấn đề quan trọng của đất nước, đó là điều rất cần thiết. Nhưng cần hơn là huy động được sự đóng góp của các chuyên gia luôn nói thật, nói hết, nói thống nhất ở mọi nơi mọi lúc, chứ không phải lựa “gu” của người nghe mà nói. Được như thế, Quốc hội sẽ hiểu dân hơn, gần dân hơn.