当前位置:首页 > Thể thao

【soi keo campuchia】Không có nhiều lựa chọn cho vấn đề Triều Tiên

khong co nhieu lua chon cho van de trieu tien

Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa bấp chấp các nghị quyết của LHQ.

Kể từ khi ông Kim Jong-un lên cầm quyền năm 2011,ôngcónhiềulựachọnchovấnđềTriềuTiêsoi keo campuchia Triều Tiên đã bắn thử gần 80 tên lửa đạn đạo và tiến hành 3 vụ thử hạt nhân, riêng trong năm 2016 là 2 vụ. Những sự kiện dồn dập gần đây buộc giới chuyên gia và truyền thông Mỹ phải thay đổi cách nhìn và cách đánh giá năng lực tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Rõ ràng, trong cuộc đọ sức này, đến nay phần thắng đang nghiêng về Kim Jong-un. Trong khi Donald Trump không ngừng chỉ trích “chiến lược kiên nhẫn” của người tiền nhiệm Barack Obama, những lời dọa nạt cũng như các cuộc biểu dương sức mạnh của ông Trump như điều tàu sân bay, gia tăng các cuộc diễn tập quân sự chung với Nhật Bản và Hàn Quốc hay điều máy bay chiến đấu B-1B đến bán đảo Triều Tiên... hầu như không làm cho Bình Nhưỡng chùn bước. Vấn đề là trước những mối đe dọa này, cộng đồng quốc tế gần như bất lực, có rất ít giải pháp trong vấn đề này.

Do thủ đô Seoul của Hàn Quốc, với 25 triệu dân, chỉ cách biên giới với Triều Tiên khoảng 40 km và gần như nằm trong tầm ngắm của các khẩu đại pháo cũng như các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Bình Nhưỡng, nên nếu xảy ra một cuộc tấn công quân sự của Mỹ nhằm vào Triều Tiên, hậu quả sẽ vô cùng tồi tệ. Hiện các tên lửa này được đặt trên những bệ phóng di động rất khó định vị và được cất giấu khắp nơi trên lãnh thổ Triều Tiên. Đó là chưa tính đến phản ứng của Trung Quốc, đồng minh lâu đời của quốc gia khép kín nhất hành tinh này. Bắc Kinh không hề mong muốn nhìn thấy lính Mỹ ngay trước "cửa nhà". Giữa Trung Quốc và Triều Tiên còn có một hiệp ước hợp tác ký năm 1961, trong đó quy định hai bên bảo vệ nhau trong trường hợp bị tấn công. Người dân Hàn Quốc cũng không muốn thấy nổ ra chiến tranh và Mỹ hiểu rất rõ điều đó. Tuy nhiên, vũ lực không được, trừng phạt cũng không xong. Từ tháng 7/2006, hơn chục nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ) đã được thông qua, chưa kể đến nhiều biện pháp trừng phạt do Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đơn phương đề ra, nhưng vẫn không ngăn được Triều Tiên ngừng các chương trình thử tên lửa. Mọi cặp mắt hiện đổ dồn vào Bắc Kinh, đồng minh thân cận nhất của Bình Nhưỡng. Khó có thể hy vọng Trung Quốc làm nhiều hơn, bởi Triều Tiên sụp đổ là điều Bắc Kinh không hề mong muốn.

Có lẽ thương thuyết là giải pháp duy nhất lúc này, nhưng cơ hội này đã bị bỏ lỡ từ nhiều thập niên qua. Những bất đồng và thách thức chồng chất khiến cho mọi cuộc thương thuyết thêm khó khăn. Giờ chỉ còn hy vọng vào phạm vi và khung thảo luận. Yêu cầu tiên quyết là “giải trừ hạt nhân” giờ đây đã lỗi thời. Theo phân tích của Giáo sư danh dự Moon Chung-In của trường Đại học Yonsei ở Seoul, đó là một cách “tiếp cận phi lý”. Bài học kinh nghiệm từ Lybia với cái chết bi thảm của nhà lãnh đạo độc tài Muammar Gaddafi đã khiến chế độ Bình Nhưỡng nhận thức sâu sắc rằng vũ khí nguyên tử là "chìa khóa vàng" đảm bảo sự sống còn cho chế độ. Do đó, theo giáo sư sử học người Nga Andrei Lankov, hiện giảng dạy tại trường Đại học Kookmin ở Seoul, tốt hơn hết “Mỹ nên từ bỏ ảo tưởng và nên đàm phán một thỏa thuận nhằm tạm ngừng các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên”. Về vấn đề này, chuyên gia người Pháp Valérie Niquet nói: “Mục đích đầu tiên của Bình Nhưỡng, thậm chí cả Bắc Kinh, là đưa Mỹ ngồi vào bàn đàm phán và công nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân”. Rõ ràng tình hình tại Thái Bình Dương hiện nay u ám chẳng khác gì “những đám mây đen”.

分享到: