【lyon đấu với nantes】Đầu tư cho tương lai

 人参与 | 时间:2025-01-13 02:57:14

dau tu cho tuong lai

Ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư cho hệ thống hoạch định nguồn nhân lực

Mạnh tay đầu tư

Hiện nay,Đầutưchotươlyon đấu với nantes có một số DN lớn đã nhanh chóng đầu tư cho hệ thống ERP bởi họ nhìn thấy tiềm năng mới từ thị trường này. Ông Trần Quý Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP) cho biết: Dự án ERP với tổng số vốn 2 triệu USD do công ty CSC phát triển cho THP không chỉ dừng ở những phân hệ căn bản như Phân hệ mua hàng, sản xuất, bán hàng, kế toán, mà còn mở rộng triển khai các ứng dụng khác như: Phân hệ quản lý vay nợ, quản lý dòng tiền, phân tích lợi nhuận và phác thảo kế hoạch kinh doanh, giải pháp quản trị DN thông minh.

ERP đã giúp THP tối ưu hóa qui trình kinh doanh và áp dụng các qui trình chuẩn quốc tế trong vận hành. Lập và phối hợp kế hoạch sản xuất hiệu quả giúp sản xuất hàng và cung ứng đủ nhu cầu thị trường trong mùa cao điểm, góp phần giúp THP quản trị, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh doanh của Công ty dễ dàng, đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt giúp đội ngũ lãnh đạo nắm chắc các hoạt động diễn biến trong sản xuất kinh doanh để có thể đưa ra các quyết định kịp thời nhất.

Hệ thống hoạch định nguồn lực DN ERP (Enterprise Resources Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trình quản lý. Mọi hoạt động của DN, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với các đối tác, với khách hàng đều được thực hiện trên một hệ thống.

Cùng với THP thì mới đây Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cũng đã công bố dự án triển khai ERP được cung cấp bởi SAP với tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng. Giải pháp này chạy trên nền tảng cơ sở hạ tầng bao gồm máy chủ và lưu trữ của IBM. Hệ thống này sẽ ứng dụng với gần 50 công ty con của tập đoàn, triển khai trên 4 lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, cao su, khoáng sản và thủy điện.

Ông Võ Trường Sơn, Phó Tổng giám đốc HAGL cho biết: HAGL đầu tư công nghệ thông tin (CNTT) nhằm quản lý và huy động tốt nhất các nguồn lực của DN, đảm bảo tính minh bạch, cho phép quản lý toàn diện các nguồn tài nguyên DN, giải quyết các vấn đề kinh doanh theo thời gian thực ở cấp độ hoạt động và chiến lược. Với mục tiêu là xây dựng nền tảng trong tương lai nên tập đoàn không ngần ngại đầu tư.

Được biết, về nguồn cung, bên cạnh những tên tuổi lớn trong thị trường này như Pythis, FPT, Diginet, ngày càng có nhiều nhà tư vấn triển khai mới gia nhập hoặc trở lại tham gia vào phân khúc thị trường này như Gimasys, Vietsourcing, WorldSoft, HPT, CMC… Ngoài SAP, Oracle, Microsoft, ExactSoftware có mặt khá sớm, nhiều nhà cung cấp mới như Epicor, Infor, Sage… cũng đã vào Việt Nam. Đại diện nhà cung cấp, ông Bùi Quang Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT nhận định: Trong những năm gần đây, CNTT đã đến với DN qua giải pháp ERP, một giải pháp tin học hóa toàn diện hoạt động kinh doanh, sản xuất và quản trị DN. Chính vì những ưu thế của ERP mà ngày càng có nhiều DN sử dụng dịch vụ này.

Những hạn chế

Tuy nhiên, không phải DN nào cũng đủ điều kiện để sử dụng ERP và hệ thống này chỉ hiệu quả đối với các công ty có quy mô lớn, nhiều công ty con hoặc chi nhánh, có sản xuất lẫn khối bán hàng. Theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Thép Việt, hệ thống ERP có chi phí khá cao, do vậy DN phải xác định rõ nhu cầu trước khi đầu tư và phải tìm hiểu kỹ các chi phí dự kiến theo dạng tổng chi phí sở hữu khi đánh giá lựa chọn cũng như chuẩn bị ngân sách.

Có thể kể ra ở đây các cấu thành chính như tiền mua bản quyền phần mềm, tiền mua dịch vụ tư vấn triển khai (thường chiếm tỷ trọng lớn nhất), tiền đào tạo, tiền nâng cấp hệ thống phần cứng, tiền lương cộng thêm cho nhân viên trong thời gian tham gia dự án, tiền tổn thất khi đưa dự án vào chậm... Từ những tính toán này cũng như kỳ vọng cần đạt sẽ giúp cho DN định hướng lựa chọn loại sản phẩm ERP phù hợp.

Bên cạnh tính ưu việt của ERP thì hệ thống này cũng còn một số nhược điểm. Theo ông Lại Quang An, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Xanh thì hệ thống ERP là sự liên kết của nhiều module đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Hệ thống càng lớn thì càng khó bảo trì. Bên cạnh đó, không hẳn là khi hệ thống đáp ứng được yêu cầu của DN thì nhân viên trong DN sẽ có thể sử dụng thành thạo ngay.

Việc triển khai hệ thống ERP lúc này sẽ đòi hỏi thêm chi phí đào tạo khá tốn kém. Không những thế, yêu cầu của một hệ thống ERP là khả năng tích hợp dữ liệu với các hệ thống khác. Nhưng thông thường không có tiêu chuẩn cụ thể cho việc tích hợp dữ liệu do các hệ thống quá khác nhau. DN thường tốn thêm chi phí cho việc tích hợp dữ liệu hoặc DN phải tính toán lại khả năng triển khai giải pháp cùng với các hệ thống có sẵn.

Thu Hương

顶: 7踩: 5