【ket qua gh】'Đào, phở và piano': Sự trở lại của phim Nhà nước sau 10 năm
Sau hai lần chiếu miễn phí tại Cánh Diều Vàng 2023 và LHP Việt Nam 2023,ĐàophởvàpianoSựtrởlạicủaphimNhànướcsaunăket qua gh Đào, phở và piano được ấn định chiếu rạp từ Mùng 1 Tết năm nay. Tuy nhiên, phim chỉ được phát hành tại duy nhất một cụm rạp ở Hà Nội, với vài suất chiếu mỗi ngày, vào các khung giờ không thuận tiện cho người dân thưởng thức.
Đến hết kỷ nghỉ, nhờ độ phổ biến của một số bài đăng trên mạng xã hội, Đào, phở và piano thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng. Người dùng Facebook phản ánh tình trạng khó đặt vé trên website của nhà rạp cũng như thông qua các hệ thống ngân hàng đối tác. Các bức ảnh khán giả xếp hàng dài chờ mua vé xem phim được đăng tải trên mạng.
Ngày 20/2, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia tại Hà Nội thông báo cắt bớt 10 suất chiếu của Mai - phim đại thắng của mùa Tết năm nay, để mở thêm suất chiếu cho Đào, phở và piano. Theo ghi nhận của Box Office Vietnam - đơn vị độc lập quan sát thị trường rạp chiếu Việt Nam, tác phẩm hiện có 16 suất chiếu trong ngày. Sau 11 ngày trụ rạp, phim kiếm được khoảng 505,3 triệu đồng doanh thu. Thành tích này còn cách xa số vốn 20 tỷ đồng như phim được quảng bá.
Chiều cùng ngày, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch xác nhận đã có thêm hai hệ thống rạp nhận trình chiếu Đào, phở và piano. Như vậy, trong thời gian tới, phim sẽ có cơ hội đến gần hơn với đại chúng.
Trước khi Đào, phở và piano xuất hiện, phim được Nhà nước đầu tư hầu hết chìm vào im ắng. Lần gần nhất có tác phẩm được phát hành thương mại là dịp lễ 2/9/2014 với phim Sống cùng lịch sử. Phim có kinh phí 21 tỷ đồng - mức đầu tư quá lớn với một phim Việt chiếu rạp thời đó. Tuy nhiên, phim không được đón nhận như kỳ vọng. Các quản lý nhà rạp phải liên tục hủy các buổi chiếu vì số lượng khán giả tới xem chỉ hai đến ba người. Phim Nhà nước khó tiếp cận công chúng trước hết vì hạn chế chi phí truyền thông và quảng bá. Nội dung thường mang nặng tính tuyên truyền, chính luận, ít chất liệu giải trí với cách kể chuyện và dàn dựng cũ kỹ, thô sơ cũng khiến loạt tác phẩm này kém khả năng "tạo nhiệt" với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Do đó, cơn sốt vé của Đào, phở và piano là một trường hợp lạ của điện ảnh Nhà nước.
Câu chuyện của Đào, phở và piano tái hiện một phần Hà Nội những ngày đỏ lửa đau thương của mùa xuân 1947. Khi người dân sơ tán về các tỉnh, bộ đội rút lên chiến khu để chuẩn bị cho Chiến dịch Việt Bắc, một bộ phận chiến sĩ và dân thường vẫn nán lại quyết tử cùng thủ đô.
Tôn vinh tinh thần cảm tử vì thủ đô và Tổ quốc là điều cần ghi nhận ở tác phẩm của đạo diễn Phi Tiến Sơn. Các cảnh chiến đấu và một vài khoảnh khắc quân dân thủ đô liều mình sống chết với giặc Pháp cũng gieo được cảm giác xúc động, khơi gợi lòng tự hào dân tộc. Một vài nhân vật lột tả được hào khí người Hà thành, qua diễn xuất của Doãn Quốc Đam, vợ chồng nghệ sĩ Nguyệt Hằng - Anh Tuấn.
Bối cảnh phim được chăm chút với một khu phố Hà Nội cách đây hơn 70 năm được dàn dựng hoàn toàn. Tuy nhiên, tính mỹ thuật của phim còn thô sơ. Khung cảnh, đạo cụ và ánh sáng đều gợi cảm giác minh họa của sân khấu kịch, thiếu chất đời sống. Diễn biến tâm lý nhân vật, cách kể chuyện, hình ảnh, âm nhạc cũng còn nhiều điều đáng tiếc.
Một năm trở lại đây, Đào, phở và piano không phải phim Việt đầu tiên bị nghi "bom xịt" mà bất ngờ được yêu thích. Tuy không tạo được làn sóng cháy vé như vậy nhưng phim Quỷ cẩu cũng đắt hàng ở rạp chiếu. Đến nay, phim đã trụ rạp hai tháng, kiếm được gần 108,5 tỷ đồng, trở thành phim kinh dị ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Việt.
Câu chuyện phim xoay quanh những nghiệp báo một gia đình phải gánh chịu, liên quan đến nghề giết mổ và bán thịt chó. Hình ảnh thô sơ, màu phim thiếu mỹ cảm, dàn diễn viên không có ngôi sao phòng vé, phim ban đầu được đánh giá khó tiếp cận khán giả.
Tuy nhiên, các tình huống kinh dị mang màu sắc địa phương, gắn liền quan niệm nhân - quả theo tư duy người Á Đông giúp phim gây tò mò. Theo bình luận của nhiều khán giả, câu chuyện phim gây sợ hãi, dàn diễn viên gồm NSND Kim Xuân, Quang Tuấn, Vân Dung... diễn tròn vai.
Quỷ cẩu và Đào, phở và piano là hai trường hợp lạ của thị trường phim Việt, tạo sự khích lệ cho các dự án điện ảnh kinh phí thấp trên đường đua phim chiếu rạp.
Phong Kiều
(责任编辑:La liga)
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Công nghệ CMC dự kiến phát hành thêm 21 triệu cổ phiếu CMG
- ·Điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhựa từ Trung Quốc
- ·Cty Hải Đăng Khoa một mình một ngựa trúng gói xây lắp gần 39 tỷ
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Hàng loạt sai phạm thuế, “ông lớn” KBC bị xử phạt
- ·Nhật Bản chuyển giao công nghệ điều trị ung thư gan 'Siêu chọn lọc System – I' cho Vinmec
- ·Hàng triệu bệnh nhân nên ngừng dùng aspirin để bảo vệ sức khỏe tim mạch
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Lỗi thường gặp của động cơ máy dầu biết để tránh 'thủng ví'
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·'Vũ điệu trên mây' sẽ tái hiện truyền thuyết về hoa đỗ quyên trên đỉnh Fansipan
- ·Bà bầu ăn khoai tây chiên có thể gây hiệu ứng dị tật
- ·Sữa bột trẻ em bị thu hồi vì bị biến màu và ôi thiu
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Tài xế thận trọng khi lái xe Toyota Rush vì túi khí có thể nổ bất ngờ
- ·TS. Nguyễn Trí Hiếu: Kỳ vọng EVFTA nhưng vẫn cần tập trung cao độ vào CPTPP
- ·Hơn 40 tấn thịt gà, heo đông lạnh bốc mùi hôi thối được phát hiên tại cơ sở sản xuất giò chả
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Các nhà bán lẻ đồng loạt thu hồi thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ do không vô trùng