【kết quả bóng đá indonesia hôm nay】Người Ấn Độ đầu tiên đoạt giải Nobel: Sáng làm công chức, tối về nghiên cứu
Chandrasekhara Venkata Raman,ườiẤnĐộđầutiênđoạtgiảiNobelSánglàmcôngchứctốivềnghiêncứkết quả bóng đá indonesia hôm nay được biết rộng rãi hơn với cái tên C.V. Raman, là một trong những nhà vật lý lừng danh nhất của Ấn Độ.
Khám phá mang tính đột phá của ông về Hiệu ứng Raman đã mang về cho ông giải thưởng Nobel Vật lý năm 1930, đánh dấu lần đầu tiên một nhà khoa học Ấn Độ nhận được vinh dự cao quý này.
Tuy nhiên, những đóng góp của Raman còn vượt xa giải thưởng Nobel, đó là cam kết trọn đời của ông đối với tiến bộ khoa học và nuôi dưỡng tài năng trí tuệ ở Ấn Độ. Quyết định của ông quay trở lại Ấn Độ và nỗ lực thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở quê hương đã có tác động lâu dài đến quốc gia Nam Á này.
Sinh năm 1888, tại thành phố Tiruchirappalli, bang Tamil Nadu, Raman bộc lộ năng khiếu khoa học từ rất sớm. Cha của ông, một giảng viên Toán học và Vật lý, đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho trí tò mò học thuật của con trai.
Raman học tập xuất sắc, hoàn thành bằng cử nhân ở tuổi 16 và bằng thạc sĩ ở tuổi 18 tại Presidency College ở Madras (nay là thành phố Chennai).
Tài năng phi thường của ông đã bộc lộ từ rất sớm và ông bắt đầu tiến hành nghiên cứu về quang học và âm học trong những năm đầu sinh viên của mình. Sau khi lấy bằng thạc sĩ, năm 1907, Raman trở thành kế toán trong Bộ Tài chính của chính phủ Ấn Độ. Dù giữ vai trò quản lý nhưng niềm đam mê khoa học của ông vẫn không hề suy giảm.
Ông thường tiến hành các thí nghiệm vào các buổi tối tại Hiệp hội Nuôi dưỡng Khoa học Ấn Độ (IACS), theo thông tin của Ủy ban Giải thưởng Nobel. “Cuộc sống kép” của một quan chức vào ban ngày và một nhà khoa học vào ban đêm tiếp tục trong một thập kỷ, trong thời gian đó Raman đã xuất bản một số bài báo đột phá trên các tạp chí quốc tế hàng đầu.
Bước ngoặt của Raman đến vào năm 1917 khi ông được bổ nhiệm làm giáo sư Vật lý tại Đại học Calcutta. Vị trí này cho phép ông cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu. Chính tại đây, Raman và các sinh viên của ông bắt đầu khám phá sự tán xạ ánh sáng, một hiện tượng sau này dẫn đến thành tựu nổi tiếng nhất của ông.
Năm 1928, Raman và học trò K.S. Krishnan đã quan sát thấy một dạng tán xạ ánh sáng mới, chứng tỏ rằng các photon có thể trao đổi năng lượng với các phân tử của một chất liệu trong suốt.
Khám phá này, sau này được gọi là Hiệu ứng Raman, đã cung cấp một phương pháp mới để nghiên cứu các dạng dao động của các phân tử và có ý nghĩa sâu sắc đối với quang phổ phân tử. Tầm quan trọng của công trình này nhanh chóng được công nhận, dẫn đến việc Raman được trao giải Nobel Vật lý năm 1930.
Khám phá của Raman không chỉ đưa khoa học Ấn Độ lên bản đồ toàn cầu còn cho thấy tiềm năng của các nhà nghiên cứu Ấn Độ trong việc có những đóng góp mang tính đột phá cho khoa học cơ bản.
Ngày Hiệu ứng Raman được phát hiện (28/2/1928) được Chính phủ Ấn Độ chọn là Ngày Khoa học Quốc gia.
Sự công nhận của Raman đã mang lại cho ông cơ hội hợp tác quốc tế. Ông đã đến thăm châu Âu nhiều lần, tham dự các hội nghị và giao lưu với các nhà khoa học hàng đầu khác cùng thời với ông. Bất chấp những lời đề nghị và cơ hội định cư ở nước ngoài, ông vấn quyết tâm về nước cống hiến.
Khi trở về Ấn Độ, Raman đảm nhận vai trò giám đốc người Ấn Độ đầu tiên của Viện Khoa học Ấn Độ (IISc) vào năm 1933. Ông đã hồi sinh viện nghiên cứu này, thành lập khoa Vật lý đẳng cấp thế giới và hướng dẫn nhiều sinh viên sau này trở thành nhà khoa học lỗi lạc.
Năm 1948, sau khi nghỉ hưu ở IISc, Raman thành lập Viện nghiên cứu Raman. Tại đây, ông tiếp tục nghiên cứu về quang học, vật lý của tinh thể và dao động âm thanh. Viện nhanh chóng trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học tiên tiến, thu hút các nhà nghiên cứu tài năng trên khắp Ấn Độ.
Những đóng góp của ông đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng và danh hiệu. Ngoài giải Nobel, ông còn nhận được Bharat Ratna, giải thưởng dân sự cao nhất của Ấn Độ, vào năm 1954. Ông cũng được bầu vào nhiều hiệp hội khoa học có uy tín, bao gồm cả Hiệp hội Hoàng gia London.
Raman cũng được vinh danh với nhiều bằng tiến sĩ danh dự và được phong tước hiệp sĩ năm 1929. Ông đã truyền cảm hứng cho một thế hệ các nhà khoa học Ấn Độ và đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nền tảng vững chắc cho nghiên cứu khoa học ở quốc gia tỷ dân này.
Tử Huy
Hành trình nghỉ học, tự thân vươn lên của tỷ phú thứ 2 Ấn ĐộẤN ĐỘ- Xuất thân trong gia đình 8 anh chị em, trải qua nhiều biến cố như bỏ đại học, bị bắt cóc và sống sót trong khủng bố, Gautam Adani và hành trình trở thành tỷ phú truyền cảm hứng cho các cá nhân vượt lên hoàn cảnh, dám nghĩ dám làm.