欢迎来到Empire777

Empire777

【bongaso】Các sắc thuế đang có xu hướng giảm dần

时间:2025-01-10 09:17:57 出处:Thể thao阅读(143)

nbspcac sac thue dang co xu huong giam dan

Gần đây có ý kiến cho rằng tỷ lệ động viên thuế,ácsắcthuếđangcóxuhướnggiảmdầbongaso phí vào NSNN của chúng ta còn cao. Ý kiến của ông như thế nào?

Trong quá trình chúng ta tiến hành cải cách về thuế có đặt ra huy động về thuế, phí chiếm tỷ trọng từ 21-23% GDP. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ huy động này là khoảng 27%.

Vậy thì có phải là phí và thuế cao không? Thực tế phân tích từ nguồn thu thì mới đánh giá là nó cao hay thấp. Nếu tính trên tổng GDP so với mục tiêu đặt ra là cao, nhưng so với số thu của chúng ta thì đã có một tỉ lệ rất lớn thu từ dầu thô, đất đai. Cho nên nếu tính riêng số thu nội địa của chúng ta vẫn đạt tỉ lệ 21-23%, thậm chí còn thấp hơn.

Xét ra từng sắc thuế, có thuế giảm như Thuế Thu nhập doanh nghiệp từ 32% xuống 25%. Thuế GTGT ở một số nước còn cao hơn chúng ta. Ví dụ như Lào là 10% còn chúng ta có cả mức 10% và mức 5%. Do đó, mức thuế này của chúng ta so với các nước trong khu vực cũng là thấp. Ngoài ra, chúng ta còn có nhiều chính sách khoan sức dân thể hiện qua chính sách thuế. Ví dụ: thuế Thu nhập cá nhân tới đây không còn giữ mức giảm trừ gia cảnh như trước nữa mà sẽ theo mức phù hợp với giá trị đồng tiền và nó được điều chỉnh mang ý nghĩa khoan sức dân.

Ông có thể nói rõ hơn xu hướng cơ chế thu trong thời gian tới?

Cơ chế thu của chúng ta trong thời gian qua đang theo xu hướng giảm dần. Thời gian tới sẽ còn sửa một số luật nữa. Có ý kiến cho rằng giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp theo hướng từ 25% xuống 20%. Tất cả đều được nằm trong lộ trình giảm mà chúng ta đã xác định. Tuy nhiên, cũng phải tính đến yếu tố có một loại thuế vô hình, đó chính là lạm phát. Tức là thu do giá cả chênh lệch tăng lên, đó là điều chúng ta cần tính tới bởi nó làm cho tỷ lệ huy động tăng lên. Nhưng về bản chất, tổng thể các sắc thuế của chúng ta đang theo xu hướng giảm dần đi.

Theo ông có sự khác nhau giữa nước ta và quốc tế trong cách tính tỷ lệ động viên thuế, phí vào ngân sách hay không?

Như tôi đã nói ở trên, phải phân tích cụ thể nguồn hình thành các khoản thu như thế nào, thu những gì và các yếu tố làm tăng thu thì mới đưa ra nhận định một cách chính xác được. Theo tôi, nguyên nhân gây nhầm lẫn có thể do cách đánh giá tổng thể trên GDP, so sánh lộ trình huy động từ 21 – 23%, nhưng thực tế lên đến 27% là có cao hơn.

Trên thực tế cách tính thuế của chúng ta không có gì khác so với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia… Bản thân chúng ta cũng đã tham gia WTO nên cũng không thể có một cơ chế gì khác so với thông lệ quốc tế. Đó là nguyên tắc rồi. Riêng phí và lệ phí chúng ta cần tiếp tục rà soát để bớt đi những khoản thu chưa hợp lý. Đó là lý do tới đây phải nâng Pháp lệnh Phí và lệ phí lên thành Luật để bớt đi những khoản thu này.

Thưa ông, xu hướng nguồn thu trong năm 2013 được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Vậy Ủy ban Tài chính- Ngân sách có khuyến cáo gì với Chính phủ để đảm bảo cân bằng thu- chi?

Rõ ràng chúng ta thấy rõ là đang đứng trước khó khăn. Thứ nhất, là về nguồn thu, tăng trưởng kinh tế không như mong muốn. Do đó nguồn thu bị thu hẹp lại. Thứ hai, là xu hướng thu thuế phải giảm dần và khoan sức dân. Quan điểm là thu thuế trên diện rộng, không tạo áp lực tập trung vào một tổ chức hay một cá nhân nào. Thu rộng ra với từng tổ chức cá nhân, nghĩa là mức thuế giảm đi.

Tuy nhiên chúng ta đang gặp khó khăn là dư địa để khai thác nguồn thu rất hạn chế, chính vì thế phải tính đến chuyện chi như thế nào. Khuyến cáo của Ủy ban Tài chính- Ngân sách là khi xác định nhiệm vụ chi thì phải tính đến khả năng thu như thế nào và an ninh tài chính như thế nào. Ủy ban Tài chính- Ngân sách đề nghị cố gắng thực hiện chính sách chi đã ban hành nhằm hạn chế việc ban hành chính sách mới. Cần cân đối thu chi vì mức bội chi sẽ phải khống chế ở mức Quốc hội cho phép. Trong điều kiện dư địa khó khăn thì chúng ta càng phải thận trọng hơn khi quyết định những vấn đề về chi. Theo tôi, cần tái cơ cấu đầu tư thu chi, cố gắng tránh bội chi kép, có nghĩa vừa bội chi theo chu kỳ vừa bội chi theo cơ cấu. Trong đó, bội chi theo chu kỳ là lên xuống của nền kinh tế, ví dụ như nền kinh tế xuống thì rõ ràng là thu giảm đi, nhưng vẫn phải đảm bảo chi, thì đó là bội chi theo chu kỳ, còn bội chi cơ cấu là do chúng ta đưa ra quá nhiều chính sách mà không tính đến khả năng thu.

Như vậy, hơn hết trong điều kiện được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn phía trước thì chúng ta càng phải kiên quyết thực hiện chi tiết kiệm, hiệu quả phải không, thưa ông?

Quốc hội vẫn đặt ra vấn đề tiết kiệm chi, đặc biệt là chi thường xuyên. Chúng ta phải tiết kiệm những khoản chi mà gọi là “tiêu phí”. “Chi phí” là những cái phải chi còn “tiêu phí” là những cái không cần thiết. Quốc hội đã nêu điều đó và tất cả các nghị quyết của Quốc hội đều quy định hàng năm Chính phủ sau khi xác định mức chi đều phải cắt 10% chi thường xuyên (trừ yếu tố tiền lương). Trong dự toán năm nay đã cắt giảm đi 500 tỷ đồng để đầu tư sang lĩnh vực an sinh xã hội như xóa đói giảm nghèo.

Tới đây trong kiến nghị của Ủy ban Tài chính- Ngân sách và trong dự thảo nghị quyết của Quốc hội sẽ đề cập vấn đề tiết kiệm chi tiêu, nhất là chi cho lễ hội, mua sắm, khánh tiết…. Cương quyết tiết giảm từ khâu dự toán, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra xuất toán những khoản chi đó. Trong điều kiện khó, chúng ta càng phải nâng cao ý thức, tinh thần thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng.

Xin cảm ơn ông!

Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) - Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội: Cần có cái nhìn đa chiều về thuế, phí

“Cần nhìn nhận đa chiều về vấn đề thuế và phí và để so sánh một cách chính xác, phù hợp thì các nguồn số liệu đưa ra phải tính trên một mặt bằng. Ở Việt Nam, tổng thu được huy động từ 4 cấp ngân sách, gồm cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, trong khi các nước khác chỉ lấy nguồn ở cấp Trung ương. Nếu để so sánh, Việt Nam cộng 4 cấp ngân sách để xác định nguồn thu và chia cho GDP để tính tỷ lệ động viên thì các nước cũng phải làm như vậy. Hơn nữa, cơ cấu ngân sách của Việt Nam còn bao gồm cả thu chi bảo hiểm xã hội, tiền hưu trí…, các nước khác không lồng ghép như vậy. Do đó tôi cho rằng, muốn so sánh phải dựa trên yếu tố đồng nhất, anh tính thế nào tôi cũng tính như vậy mới chính xác. Tỷ lệ phí của mình nếu so sánh theo số liệu báo cáo của các nước là tương đồng, không cao (26-27%/GDP). Trong đó thu từ đất hay dầu thô tức bán tài nguyên chứ không phải nguồn thu. Nếu loại trừ những khoản đó ra, chỉ tính thuế, phí thì tỷ lệ của mình chỉ khoảng 15 - 17% GDP, ở mức vừa phải.

Mặt khác, tỷ lệ động viên chỉ là kết quả thu cho GDP thôi, không nói lên cái gì hết. Muốn nói thu nhiều hay ít phải xem thuế của mình cao hay thấp. Về điều này, chúng ta cũng nên xem đó là khoan sức dân và rất công bằng.

T.T (ghi)

Minh Anh (thực hiện)

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: