Để người dân tiếp tục trồng cây ca cao cần phải có chiến lược đánh giá lại cây ca cao,ch cbd tt nghiên cứu nhu cầu thị trường Nguyên nhân của tình trạng diện tích cây ca cao giảm mạnh bởi thị trường có nhiều biến động, giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định nên người dân không còn mặn mà với loại cây trồng này. Phần lớn người trồng ca cao ở tỉnh là nông dân nghèo nên thiếu vốn, do đó chưa đầu tư tốt về chất lượng giống, kỹ thuật tưới, canh tác… nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao, dẫn đến bỏ ca cao chuyển sang trồng các loại cây trồng khác. Mặt khác, sản xuất ca cao còn ở quy mô nhỏ, phân tán, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn vì nơi bán xa nơi trồng. Bên cạnh đó, chưa phát triển một cách đồng bộ từ kỹ thuật canh tác cho đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Công nghệ sau thu hoạch và sơ chế hạt ca cao đạt chất lượng cao còn hạn chế. Một nguyên nhân khác là số lượng, chất lượng, thị phần ca cao ở tỉnh còn manh mún, sản phẩm hạt ca cao bán thô là chính, chưa có sản phẩm thương hiệu hàng hóa nên khả năng cạnh tranh chưa cao. Đến nay tỉnh vẫn chưa có quy hoạch nên chưa xây dựng được vùng sản xuất tập trung ổn định, để thâm canh tạo ra sản phẩm ca cao sạch theo tiêu chuẩn UTZ (Chứng nhận UTZ Certifed cho ca cao), ca cao hữu cơ, ca cao chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo, khi đầu tư trồng ca cao, người dân nên sử dụng các giống được đánh giá thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, hạn chế sâu bệnh, năng suất và hiệu quả như: TĐ1 TĐ3, TĐ5, TĐ8. Áp dụng quy trình thâm canh, quy trình sơ chế hạt và tiêu chuẩn hạt ca cao thương phẩm, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kế hoạch triển khai thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh thì năm 2020 diện tích được trồng xen cây ca cao khoảng 5.000 ha, năng suất 1,5 tấn/ha. |