发布时间:2025-01-11 04:21:41 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Đây là đề nghị của TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),ỗtrợsảnxuấtkinhdoanhquyếtliệtnhưchốngdịzenit – dynamo moscow trước tác động của dịch cúm Covid-19 đến sức khỏe của nền kinh tế và cộng đồng DN.
Chống Corona, chống cả virus "phụ thuộc"
Theo ông Vũ Tiến Lộc, xét trên lĩnh vực kinh tế, sự đứt gẫy của các chuỗi giá trị, sự suy giảm sức khỏe của DN và nền kinh tế dưới tác động của dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường và sẽ còn kéo dài.
Những tác động này đan xen, tích hợp như tình trạng ứ đọng sản phẩm hàng hóa, tình trạng thiếu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc để bảo đảm đơn hàng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo; thị trường vận tải, dịch vụ bị thu hẹp, khách du lịch thưa thớt; sản xuất kinh doanh đình đốn, người lao động phải nghỉ việc do thiếu việc làm,...
Nguyên nhân của hiện tượng này, theo Chủ tịch VCCI chính là con virus mang tên "phụ thuộc" - tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và các nền kinh tế ở Đông Bắc Á ở cả đầu ra lẫn đầu vào của nhiều ngành kinh tế và các chuỗi giá trị toàn cầu. Trước tình hình thế giới hiện nay, chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam là một mắt khâu đang trở nên mong manh và dễ bị tổn thương.
Để khắc phục căn bệnh này, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng trước mắt, biện pháp cấp bách trong ngắn hạn là hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, giải quyết thủ tục hành chính cũng phải khẩn trương, quyết liệt như chống dịch, đồng thời phải cố gắng giảm được chi phí cho DN để vượt qua giai đoạn khó khăn này….
Còn giải pháp về dài hạn là thực sự coi trọng thị trường trong nước, đồng thời đa dạng hóa thị trường quốc tế, định hình lại các chuỗi giá trị thông qua tái cấu trúc nền kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào bất kỳ thị trường nào.
"Chúng ta ngày càng ngộ ra rằng muốn vươn ra thị trường thế giới thì phải đứng vững trên thị trường nội địa. Với 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu bùng nổ, với một nền kinh tế đang lên, thị trường trong nước phải là điểm tựa, là tài nguyên lớn nhất cho sự phát triển quốc gia. Những diễn biến hiện nay cho thấy, thị trường thế giới ngày càng trở nên bất định, khó lường" - TS. Vũ Tiến Lộc phân tích.
Không ai có thể bảo đảm rằng trong tương lai không chỉ Mỹ, Trung Quốc mà ngay cả Nhật Bản, Hàn Quốc.., khi gặp khó khăn sẽ không tìm cách quay trở lại bảo vệ thị trường nội địa của chính mình. Chúng ta không thể không tính tới điều này trong một chiến lược bài bản hơn, thực chất và hiệu quả hơn cho phát triển thị trường trong nước ngay từ lúc này. Đồng thời, chúng ta cần phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết, tận dụng tối đa các thị trường mới mở ra từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng các kênh cung ứng và đa dạng hoá thị trường.
Cải cách thể chế là mấu chốt nâng cao khả năng tự chủ
Bên cạnh đó, việc dịch chuyển của các chuỗi giá trị toàn cầu và dòng chảy thương mại, đầu tư để đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và quá trình thực thi các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA... đang khơi dậy những động lực và mở ra những không gian mới cho việc đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy tăng tỉ lệ nội địa hóa và nguồn cung ứng từ các thị trường tiềm năng ngoài Trung Quốc và Đông Bắc Á để giảm tình trạng phụ thuộc.
Trong bối cảnh đó, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh cần những nỗ lực cải cách thể chế mạnh mẽ để Việt Nam có thể trở thành công xưởng sản xuất của thế giới; chú trọng hơn việc xây dựng và điều hành chính sách công nghiệp quốc gia, tập trung vào những ngành, những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa, phát triển DN tư nhân trong nước; lựa chọn thế hệ các nhà đầu tư FDI có khả năng tích hợp và liên kết với cộng đồng DN nội địa; đẩy mạnh cải cách khu vực DN nhà nước, thực sự đặt DN nhà nước trước áp lực của thị trường; đồng thời phải xây dựng được một nền hành chính minh bạch, một môi trường kinh doanh thân thiện và cạnh tranh công bằng.
Chỉ có nền tảng thể chế như vậy mới là bệ đỡ nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tự chủ của nền kinh tế Việt Nam. Những điều này, chúng ta đã nói mãi, nói nhiều, nhưng kết quả thực hiện còn khiêm tốn. Cần có nhiều nỗ lực đột phá hơn trong hành động. Mục tiêu đặt ra là trở thành 3 - 4 nền kinh tế có môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh hàng đầu ASEAN theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Kinh tế Thế giới phải trở thành mệnh lệnh, là thước đo thành quả (KPI) của những nỗ lực cải cách trong những năm tới./.
H.Y
相关文章
随便看看