【kết quả giải hạng nhất hàn quốc】Dự báo kinh tế Việt Nam 2022
Quỹ Tiền tệ quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu IMF: Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 Năm 2022: Tăng trưởng có thể đạt,ựbáokinhtếViệkết quả giải hạng nhất hàn quốc song lạm phát khó giữ |
Ngày 12/5, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính” tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, số 35 Hùng Vương, Hà Nội.
GDP có thể tăng 5,5 - 6% trong năm 2022 - 2023
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, 4 tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực. Tăng trưởng GDP quý I/2022 ước đạt 5,03% so với cùng kỳ. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1%. Các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khả quan.
Điều đáng mừng là quý I/2022, Chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng lên 73 điểm phần trăm, tăng 12 điểm phần trăm so với quý IV/2021, là mức cao nhất kể từ sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát biểu khai mạc Diễn đàn |
Từ đầu năm đến nay, nước ta đã chứng kiến một số dự báo lạc quan từ các tổ chức quốc tế. Song Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng bên cạnh những dự báo lạc quan, rất cần nhìn nhận một thực tế là khó khăn, thách thức đang ngày càng lớn khi đại dịch Covid-19 chưa kết thúc trong bối cảnh bức tranh kinh tế - chính trị quốc tế đang có những biến động rất lớn. Do đó, công tác dự báo về triển vọng kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế ngành cần được cập nhật dựa trên những phân tích khoa học, chuyên sâu và đa chiều.
Tại diễn đàn, trình bày kết quả phân tích ảnh hưởng của các diễn biến kinh tế lớn đến Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực đã cập nhật dự báo 2 kịch bản cho tăng trưởng GDP năm 2022-2023. Theo đó, ở kịch bản cơ sở, GDP Việt Nam sẽ tăng từ 5,5 - 6% trong giai đoạn này. Ở kịch bản tiêu cực, GDP năm 2022-2023 chỉ tăng trưởng 4,5 - 5%. Các biến số trong 2 kịch bản trên sẽ phụ thuộc vào mức độ thực hiện chương trình phòng, chống dịch; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023; và khả năng Việt Nam giảm thiểu tác động từ chiến sự Nga - Ukraina.
Trong khi đó, dựa trên nguồn dữ liệu từ khoảng 1.700 công ty đại chúng với tổng vốn hóa 6,7 triệu tỷ VND và tổng doanh thu 2,8 triệu tỷ VND, chiếm 55% GDP năm 2021 của Việt Nam, cùng dữ liệu của các công ty chưa đại chúng, Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân đã đưa ra một số phân tích và nhận định về triển vọng các ngành của Việt Nam và ngụ ý về chính sách, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Với phương pháp tiếp cận chủ yếu dựa trên dữ liệu (data-driven), ông Nguyễn Quang Thuân nhận định, các nhóm ngành đang hồi phục, nhưng hầu hết chưa về mức độ tăng trưởng trước khi Covid-19 diễn ra. Tính đến thời điểm này, triển vọng tăng trưởng 2022 của hầu hết các ngành chính được dự báo tích cực. Tuy nhiên, một số ngành có sự hồi phục rất chậm, như hàng không và du lịch quốc tế; xây dựng và vật liệu, cần phải được kích hoạt để hồi phục mạnh hơn nữa, nhằm góp sức để tăng trưởng kinh tế cao hơn, nhất là trong bối cảnh môi trường lãi suất đã “tạo đáy” và lạm phát có thể gia tăng vượt kỳ vọng.
Lạm phát có thể vượt 5% trong năm 2023
Dự báo về lạm phát Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023, TS. Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhận định với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam, đặt trong bối cảnh năm 2023 lạm phát vẫn ở mức cao so với lạm phát mục tiêu của các nền kinh tế là đối tác quan trọng của kinh tế Việt Nam, lạm phát của nước ta có thể nằm trong khoảng 4 – 4,5% trong năm 2022 và vượt qua ngưỡng 5% trong năm 2023.
Ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam |
Chia sẻ đánh giá về kinh tế Việt Nam, ông Francois Painchaud - Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam và Lào, cho rằng Việt Nam đã duy trì thành công sự ổn định về tài khóa, cán cân đối ngoại và ổn định tài chính. Các chính sách kinh tế vĩ mô đã giúp giảm bớt tác động của Covid-19, đặc biệt, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ được thực hiện một cách thích hợp và kịp thời để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng chung. Tuy nhiên, sự phục hồi diễn ra không đồng đều và đang có một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng. Đó là tăng trưởng chậm lại trong khi rủi ro về lạm phát nghiêng về gia tăng lạm phát. Bên cạnh đó là các rủi ro khác như: căng thẳng địa chính trị và tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc; việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu; diễn biến trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp trong nước…
Theo ông Francois Painchaud, các ưu tiên chính sách lúc này là phải thúc đẩy phục hồi, duy trì sự ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng bao trùm. Trong ngắn hạn, chính sách tài khóa nên đi đầu trong việc hỗ trợ chính sách, đặc biệt nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực, trong khi không còn nhiều dư địa để nới lỏng tiền tệ hơn nữa do rủi ro lạm phát gia tăng. Ông cũng kiến nghị cần chấm dứt quy định cho phép cơ cấu nợ nhưng giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời với việc tăng cường giám sát tài chính.
Về trung hạn, các chính sách cần tập trung huy động thu ngân sách, hiện đại hóa chính sách tiền tệ, tăng khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng và cải cách cơ cấu quyết liệt.
Với bối cảnh hiện nay, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh hơn, với tăng trưởng dự kiến là 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023. Tuy nhiên, lạm phát dự kiến sẽ tăng trong ngắn hạn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Giá cước vận tải chuẩn bị giảm theo xăng
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 4/1/2016
- ·Kỷ luật 3 cán bộ quận Nam Từ Liêm vụ 'bôi trơn' sổ đỏ
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Thời gian, loại xe và một số tuyến đường cấm lưu thông trong kỳ Đại hội Đảng
- ·Metro số 1 Bến Thành
- ·Metro số 1 đón 55.000 hành khách trong 6 giờ đầu vận hành chính thức
- ·Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- ·'Sẵn sàng tự vệ, đập tan mọi hành động xâm lược'
- ·Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- ·Học sinh mất tích bí ẩn khi đi học thêm, gia đình mòn mỏi mong tin
- ·Hành trình từ xét tặng thi đua đến đề nghị cách chức
- ·Tàu cá gặp nạn giữa sóng to gió lớn, 4 ngư dân mất tích trên biển
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Đức: 1.000 đàn ông tấn công tình dục phụ nữ đêm giao thừa
- ·Phát hiện xưởng tái chế nhớt thải lậu trong rừng cao su ở Bà Rịa
- ·Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ Hồ Duy Hải có bị oan sai
- ·Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- ·Động đất cấp 6 làm rung chuyển Ấn Độ, 50 người thương vong