Cần cù,ậphàngtrămtriệuđồngtừvườdorados vs ham học hỏi, anh Lê Toàn Vinh, ở khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát đã mạnh dạn đầu tư vốn vào trồng lan, vừa thỏa niềm đam mê vừa phát triển kinh tế gia đình. Từ niềm đam mê hoa lan đã giúp anh Lê Toàn Vinh trở thành nghệ nhân, phát triển kinh tế gia đình từ hoa lan Ban đầu anh Lê Toàn Vinh trồng lan vì niềm đam mê. Dần dần anh đã trở thành nghệ nhân, phát triển kinh tế gia đình. Khi được hỏi về cơ duyên đến với nghề trồng lan, anh Vinh chia sẻ năm 2000, trong một lần đến nhà người thân ở Tây Ninh chơi, anh được cho giỏ lan rừng. Anh đem về chăm sóc cẩn thận, giỏ lan ra hoa rất đẹp. Sau đó, anh mua vài chục giỏ lan về treo vừa để thưởng thức vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và thuần khiết của hoa lan, vừa làm đẹp cho không gian, khuôn viên của gia đình. “Hàng ngày, được ngắm nhìn những chậu lan nở rộ trong nắng giúp tôi cảm thấy thư thái, tràn đầy năng lượng. Tôi quan niệm rằng, được theo đuổi niềm đam mê của mình là một niềm hạnh phúc. Chính vì vậy, tôi cố gắng sắp xếp thời gian để có thể chăm sóc những giỏ lan trong vườn”, anh tâm tình. Anh Vinh cho hay ban đầu mới trồng lan, do không có kinh nghiệm, chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc nên nhiều giỏ lan bị hư hỏng khiến anh tốn khoản chi phí không nhỏ. Tuy vậy, anh không nản lòng, quyết tâm học hỏi, tìm hiểu kiến thức qua sách báo, tivi; đi nhiều nơi học hỏi cách trồng và chăm sóc lan của những người có kinh nghiệm đi trước. Anh còn tham gia các phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi do Hội Nông dân, ngành nông nghiệp địa phương tổ chức. Nhờ đó, anh đã nắm bắt được những cách trồng, chăm sóc lan sao cho lan nở hoa đẹp, chất lượng nhất. Ðến nay, vườn lan của anh Vinh có gần 1.000 giỏ, chủ yếu là lan rừng, lan Denro, lan Ngọc Điểm, lan Hồ Ðiệp, Phi Ðiệp, Vanda… thu hút nhiều khách hàng đến tham quan, mua sắm. Thời điểm này, anh bán với giá trung bình một chậu lan từ 150.000-200.000 đồng, lan rừng đẹp từ vài triệu đồng/ giỏ. Doanh thu trung bình hàng năm từ vườn lan của anh đạt vài trăm triệu đồng. Chia sẻ về kinh nghiệm trồng lan, anh Vinh cho biết đối với lan rừng, khi ghép người trồng phải để ở nơi mát, giữ độ ẩm vừa phải, khi cây ổn định, quen với môi trường, rễ bắt đầu phát triển (khoảng 1-2 tháng) dùng phân bón vi sinh bón vào gốc cây, hàng ngày tưới nước cung cấp độ ẩm cho lan sinh trưởng. Với những loài lan ưa nắng, phải đưa lên cao giúp chúng hấp thụ ánh nắng một cách tốt nhất; khi lan đã phát triển ổn định mới chăm bón, nếu chăm bón quá sớm cây không hấp thụ được dưỡng chất, dẫn đến giảm khảnăng sinh trưởng. Hiện tại, vườn lan của anh đang được nuôi dưỡng để cho ra hoa phục vụ mùa Tết Nguyên đán sắp tới. Dám nghĩ, dám làm, nỗ lực theo đuổi niềm đam mê của mình đã giúp anh Vinh gặt hái được những thành công với nghề trồng lan. Hy vọng rằng, anh Vinh gầy dựng được thêm nhiều giống lan đẹp, có chất lượng cao. Với những kinh nghiệm của mình trong nghề trồng lan, anh Vinh nhiệt tình chia sẻ, truyền đạt những kiến thức, kỹ thuật chăm sóc lan đến những người có cùng chung niềm đam mê hoa lan. Anh cho biết dự kiến trong thời gian tới sẽ mở rộng phát triển vườn lan, tiếp tục tìm kiếm mang về những giống lan quý hiếm để trồng, chăm sóc và bảo tồn giống lan này. |