【cầu lô đề miền nam】Trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp tại Thái Lan: Được ăn cả, ngã về không

时间:2025-01-25 20:33:22 来源:Empire777

trung cau y dan ve du thao hien phap tai thai lan duoc an ca nga ve khong

Làn sóng biểu tình chống Chính phủ tại Thái Lan năm 2014.

Trên thực tế, xã hội Thái Lan trước cuộc trưng cầu ý dân đang ngày càng rối ren. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã thách thức những kẻ thù ghét mình kích động "bất ổn", trong khi đối thủ của ông đang xây dựng một mạng lưới giám sát cuộc trưng cầu ý dân quan trọng này - sự kiện mà họ cho là có thể sẽ có nhiều gian lận.

Để chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu sắp tới, đảng "Vì nước Thái" (Pheu Thai) và các đồng minh của họ đã tăng cường các nỗ lực tác động để cử tri bỏ phiếu chống lại dự thảo hiến pháp, và điều tương tự cũng xảy ra đối với bên ủng hộ văn kiện này được cựu phó Thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban và các đồng minh của ông này dẫn dắt. Khunying Sudarat Keyuraphan, một nhân vật chủ chốt của phe Áo Đỏ, cũng đã bước vào cuộc đấu tranh sau khi “nằm yên” trong một thời gian dài.

Cựu Bộ trưởng Y tế, kiêm phụ tá thân cận của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, bà Sudarat, cố gắng đóng vai trò hòa giải, nhưng đối thủ "không đội trời chung" của đảng Pheu Thai - đảng Dân chủ và nhà lãnh đạo đảng này, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, đã từ chối tham gia một cuộc họp được lên kế hoạch gần đây với đảng Pheu Thai và các lãnh đạo chính đảng khác.

Trong khi đó, để đối phó với những hành động của phe phản đối dự thảo hiến pháp, Chính phủ Thủ tướng Prayuth đã chỉ đạo Bộ Nội vụ để thiết lập các trung tâm “trị an” ở cấp tỉnh và cấp huyện trên toàn quốc nhằm đảm bảo rằng cuộc trưng cầu sẽ không bị ngăn cản. Peace TV, một kênh truyền hình vệ tinh có liên quan đến với phe Áo Đỏ, đồng minh của phe Pheu Thai/Thaksin, cũng đã bị lệnh đình chỉ phát sóng vệ tinh trong thời gian một tháng bắt đầu vào ngày 10-7 tới.

Các biện pháp tương tự khác có thể sẽ được chính quyền quân sự tiếp tục áp đặt trước thềm cuộc bỏ phiếu mà các tướng lĩnh tin rằng họ có thể chiến thắng, dù xác suất thắng lợi không hề chắc chắn. Trừ phi xác suất này tăng lên đáng kể, sẽ có nhiều thách thức nảy sinh, mở đường cho các đối thủ, đặc biệt là phe Pheu Thai/Thaksin, để chơi ván bài riêng của họ nhằm chống lại quyền lực của NCPO. Trong một kịch bản như vậy, Suthep Thaugsuban và các đồng minh của ông cũng sẽ quay trở lại sân khấu chính với chiến thuật đối đầu quen thuộc lại được sử dụng một lần nữa.

Giới phân tích nhận định khả năng bản hiến pháp mới được thông qua lên tới 60%. Tuy nhiên, nếu kết quả là hiến pháp mới bị bác bỏ, thì đó sẽ là một thảm họa đối với quân đội vì điều này đồng nghĩa với việc sẽ có tổng tuyển cử. Bất chấp điều đó, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã tuyên bố rõ ràng rằng ông sẽ không từ bỏ quyền lực, cho dù kết quả trưng cầu ý dân ra sao. Nếu điều này xảy ra, việc bám giữ quyền lực của Thủ tướng Prayut có thể sẽ phải đối mặt với làn sóng phản kháng mạnh mẽ và việc dự đoán vị tướng này có thể kiểm soát tình hình được bao lâu trong trường hợp này là vô cùng khó.

Thực tế, cựu Bộ trưởng Y tế, kiêm phụ tá thân cận của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, bà Sudarat, cố gắng đóng vai trò hòa giải, nhưng đối thủ "không đội trời chung" của đảng Pheu Thai - đảng Dân chủ và nhà lãnh đạo đảng này, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, đã từ chối tham gia một cuộc họp được lên kế hoạch gần đây với đảng Pheu Thai và các nhà lãnh đạo chính đảng khác.

Chính những quan điểm trái chiều xung quanh dự thảo Hiến pháp mới của Thái Lan nảy sinh vì những lý do chẳng liên quan gì đến cuộc sống của dân thường. Và điều này, khiến người ta cho rằng cuộc trưng cầu ý dân sắp tới thực chất cũng chỉ là một trò chơi chính trị “được ăn cả, ngã về không” mà thôi.

推荐内容