您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bóng đá số - dữ liệu 66】Lo ngại từ mỹ phẩm, dược phẩm giả 正文

【bóng đá số - dữ liệu 66】Lo ngại từ mỹ phẩm, dược phẩm giả

时间:2025-01-11 08:52:44 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Nước hoa nhập khẩu từ Trung Quốc, giả nhãn hiệu GUCCI do Hải quan TP.HCM bắt giữ. Ảnh: T.H Thủ đoạn bóng đá số - dữ liệu 66

lo ngai tu my pham duoc pham gia

Nước hoa nhập khẩu từ Trung Quốc, giả nhãn hiệu GUCCI do Hải quan TP.HCM bắt giữ. Ảnh: T.H

Thủ đoạn tinh vi

Theo Cục Hải quan TP.HCM, đơn vị đã phát hiện nhiều trường hợp nhập khẩu tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có giấy phép nhập khẩu.

Phương thức, thủ đoạn được các đối tượng sử dụng, lợi dụng chính sách XNK mở tờ khai theo loại hình quá cảnh để khai báo cho các lô hàng nhập khẩu không đúng với thực tế.

Bên cạnh đó, các đối tượng cố tình khai báo sai tên hàng nhập khẩu để nhập hàng giả mạo nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng. Hàng giả phổ biến được làm giả từ nước ngoài là nước hoa, dầu gội đầu, quần áo thời trang…

Đối với dược phẩm, tân dược nhập lậu thường được xuất trình bằng bộ hồ sơ giả đã được hợp thức hóa để xuất trình cho các cơ quan chức năng đưa hàng vào thị trường Việt Nam tiêu thụ.

Đối với hàng giả trong nước, các đối tượng thường mua tân dược sản xuất trong nước hoặc tân dược hết hạn sử dụng để làm giả bao bì, đóng gói lại thành thuốc nhập khẩu.

Trong năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015, các lực lượng chức năng TP.HCM đã thực hiện kiểm tra trên 6.700 vụ, phát hiện 452 vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái. Trong đó, vi phạm về sở hữu trí tuệ (28 vụ); hàng giả (107 vụ) và hàng kém chất lượng (317 vụ). Trong quá trình điều tra, xử lý, thu nộp ngân sách trên 4 tỷ đồng từ phạt vi phạm hành chính; Cơ quan Công an khởi tố hình sự 12 vụ.

Mới đây, Công an TP.HCM phát hiện vợ chồng ông Trần Đăng Trường (SN 1979) và bà Nguyễn Thị Diễm Huyền (SN 1981, cùng trú phường An Phú Đông, quận 12) sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Thủ đoạn của cặp vợ chồng này mua sắm máy móc, đầu tư dây chuyền sản xuất tân dược giả, liên hệ với những cơ sở in ấn, đặt gia công các loại bao bì, vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng, tem nhãn phụ các loại tân dược nhập khẩu đắt tiền. Sau đó mua những loại thuốc rẻ tiền trên thị trường về xé bỏ bao bì, dùng máy móc dập viên lại rồi đóng gói bao bì mới. Tân dược giả được cặp vợ chồng này bỏ mối cho một số quầy hàng trong trung tâm dược Codupha và Trung tâm dược phẩm quận 10.

Nhiều rào cản cần tháo gỡ

Theo Ban chỉ đạo 389 TP.HCM, việc phát hiện thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả trên thị trường gặp nhiều khó khăn, vì hàng giả được sản xuất rất tinh vi, có mẫu mã, bao bì như hàng thật. Nếu không có bao bì của hàng thật đối chiếu, so sánh với hàng giả thì rất khó để phân biệt giữa hàng thật và hàng giả.

Trong khi đó, theo quy định hiện hành, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm chỉ cần Sở Y tế cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thì sản phẩm đó được lưu hành trên thị trường, và các cơ sở này chịu trách nhiệm về thông tin đã công bố. Các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tại các chợ, các cơ sở thẩm mỹ viện chỉ cần đăng kí kinh doanh, không cần giấy phép con cũng như các điều kiện khác, thậm chí các quầy kinh doanh mỹ phẩm ở các chợ là hộ kinh doanh nhỏ lẻ chỉ có giấy phép kinh doanh dạng tạp hóa, nhưng bán cả mỹ phẩm mà không cần giấy phép kinh doanh mỹ phẩm. Sở Y tế chỉ tiến hành công tác hậu kiểm, nên việc quản lý các cơ sở này và nguồn gốc mỹ phẩm kinh doanh gặp khó khăn, phức tạp.

lo ngai tu my pham duoc pham gia
Thuốc giả của cặp vợ chồng Trường- Huyền sản xuất bị bắt giữ.

Bên cạnh đó, Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm và Thông tư 06/2011/TT-BTY của Bộ Y tế quy định, cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tự công bố sản phẩm mỹ phẩm. Trong quy định về hậu kiểm cơ sở sản xuất mỹ phẩm, không quy định về việc thẩm định mặt bằng trước khi cấp phép, dẫn đến việc cơ quan chức năng đã cấp giấy phép kinh doanh, cấp phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho cơ sở có mặt bằng đặt tại địa chỉ không được phép cho thuê, như đất của Bộ quốc phòng.

Chưa có quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý mỹ phẩm liên quan đến việc kinh doanh, quảng cáo mỹ phẩm trên mạng xã hội nên việc kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm trên mạng gặp nhiều khó khăn.

Từ thực trên, Ban chỉ đạo 389 TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế sớm điều chỉnh, bổ sung Thông tư 06 quy định về quản lý mỹ phẩm cho phù hợp với thực tế Luật Đầu tư sẽ có hiệu thi hành từ 1-7-2015. Theo đó, bổ sung quy định về kiểm tra các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trước khi cấp giấy phép kinh doanh, cấp phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; có văn bản quy định cụ thể về kinh doanh, quảng cáo mỹ phẩm trên mạng xã hội, để công tác quản lý mỹ phẩm được chặt chẽ, thuận lợi.

Các lực lượng chức năng, khi phát hiện nơi sản xuất, kinh doanh tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm giả liên quan đến lĩnh vực y tế cần có cơ chế thông tin kịp thời để cơ quan y tế biết, lưu ý phát hiện hàng giả trong quá trình kiểm tra, thanh tra trên thị trường. Đồng thời, cơ quan y tế cần thông báo rộng rãi để người dân biết, không sử dụng những mặt hàng tân dược, mỹ phẩm giả.