【xỉu 3/3.5】Nhà đầu tư trong nước đóng vai trò quan trọng trong M&A bất động sản
Vốn FDI vào bất động sản tăng 35% trong nửa đầu năm | |
Sửa một số quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng | |
Đầu tư bất động sản châu Á Thái Bình Dương tăng 39% | |
Có gần 10 nghìn sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đang chào bán | |
Bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ M&A và nguồn cung mới |
Thời gian qua, số lượng các thương vụ M&A thành công phần nhiều là giữa các nhà đầu tư trong nước. Ảnh minh họa: H.Anh |
Thị trường M&A bất động sản (BĐS) Việt Nam trong 5 năm gần đây có sự thay đổi lớn. Các nhà đầu tư BĐS Việt Nam đã mạnh dạn và năng động hơn trong hoạt động mua bán và sát nhập cũng như tìm kiếm các quỹ đất lớn và nhỏ để đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài có vị thế tại Việt Nam đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, ba quốc gia đứng đầu trong hoạt động M&A ở cấp độ dự án hoặc ở công ty tại thị trường BĐS Việt Nam 15 năm trở lại đây.
Tuy vậy, các hoạt động mua bán và sát nhập trong BĐS, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm phần nhỏ so với các nhà đầu tư Việt Nam. Bà Lê Phương Lan, Trưởng Bộ phận Tư vấn đầu tư (Savills Hà Nội) nhận xét: thời gian qua, số lượng các thương vụ M&A thành công phần nhiều là giữa các nhà đầu tư trong nước.
Bà Phương cho rằng: các nhà đầu tư trong nước vẫn đóng vai trò quan trọng và vốn của nhà đầu tư nước ngoài góp phần “kích hoạt” cho thị trường trở nên sôi động hơn.
Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu tham gia đầu tư khi dự án đã có cơ sở pháp lý rõ ràng. Các nhà đầu tư Việt Nam có thể chấp nhận rủi ro để hoàn tất các thủ tục pháp lý song song với việc phát triển dự án, bởi họ nắm rõ được các quy định tại địa phương hơn và nguồn vốn không còn là vấn đề lớn. Vấn đề mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước băn khoăn hiện nay là làm thế nào để thủ tục pháp lý có thể thuận lợi hơn.
Nhiều lí do cản trở các thương vụ
Vì nhiều lý do, trong đó có cả những tác động của dịch Covid-19 khiến tiến độ hoàn thành pháp lý của dự án, yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của một thương vụ, bị chậm lại.
Nhận định về những vướng mắc trong tiến hành các thương vụ M&A hiện nay, đại diện Bộ phận Tư vấn đầu tư, Savills Hà Nội cho biết, nhiều chủ đầu tư dự án vẫn chưa cấu trúc lại DN theo hướng tách các dự án thành các công ty dự án độc lập, điều này cản trở lớn đến tiến trình thực hiện thương vụ.
Bên cạnh đó, khó khăn từ quy định về đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động M&A xuyên biên giới, đặc biệt là các nhà đầu tư mới tại Việt Nam.
Chưa kể, M&A BĐS là thị trường nhạy cảm và yêu cầu tính bảo mật cao, điều này dẫn đến khó khăn trong việc trực tiếp tìm kiếm đối tác. Do đó để tránh rủi ro thông tin, tiết kiệm chi phí giao dịch..., các chủ sở hữu dự án cần chuyển nhượng nên tìm đến các đơn vị tư vấn uy tín, có mạng lưới đầu tư quy mô toàn cầu để kết nối trực tiếp đến các nhà đầu tư.
Sự khác nhau trong phương thức tiếp cận định giá dự án giữa người mua và người bán cũng là khó khăn lớn. Bên bán định giá bán ở một mức rất cao, trong khi bên mua rất thận trọng khi xuống tiền và thường giữ tâm lý “chờ đợi”.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được xếp vào “thị trường cận biên” khiến các nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn về giá trị vốn đầu tư vào thị trường.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/919a296743.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。