【xếp hạng bóng đá trung quốc】IMF và WB cam kết tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam
Tại buổi tiếp và làm việc với ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB và Tổng Giám đốc điều hành WB Sri Mulyani Indra Wati, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của WB đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ quý báu của WB, qua đó góp phần quan trọng giúp Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình thấp.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao nguồn vốn ưu đãi mà Việt nam đã nhận được từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) – nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ các nước nghèo nhất thế giới, cũng như việc Ngân hàng Thế giới đã đề xuất cho phép Việt nam nhận được nguồn vốn IDA trong 3 năm tiếp theo trong kỳ IDA17.
Thủ tướng bày tỏ hy vọng đợt bổ sung vốn IDA17 sẽ thành công, phấn đấu đạt được phân bổ vốn IDA-17 ít nhất bằng mức phân bổ Việt nam đã nhận được trong kỳ IDA16 nhằm củng cố những thành tựu giảm nghèo và giải quyết các thách thức mới khi Việt nam trở thành nước thu nhập trung bình. Thủ tướng nhấn mạnh rằng Chính phủ đã thông qua thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn IDA trong tương lai.
Kể từ khi nối lại quan hệ với Việt Nam, từ tháng 10/1993 đến tháng 6/2013, WB đã cung cấp các khoản tài trợ ưu đãi với tổng số vốn vay hơn 17 tỷ USD nhằm giúp Việt Nam nâng cấp hạ tầng kinh tế, phát triển các dịch vụ xã hội, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo bền vững. Tính đến tháng 5/2013 tổng số vốn giải ngân khoảng 11,1 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên cao.
Chủ tịch Kim bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của mình đối với những nỗ lực của Việt nam và khẳng định rằng bên cạnh nguồn vốn IDA, Nhóm Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ Việt nam thông qua nguồn vốn IBRD, Công ty Tài chính Quốc tế - một tổ chức cho vay khu vực tư nhân của WB, và Cơ Quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên – tổ chức bảo hiểm đầu tư rủi ro phi thương mại của WB.
Chủ tịch Kim cam kết sẽ tăng cường cung cấp các hỗ trợ về nguồn lực tài chính và tư vấn chính sách để hỗ trợ cho nỗ lực của Chính phủ trong việc duy trì ổn định vĩ mô, thực hiện chương trình tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao năng lực thể chế quốc gia, và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững về môi trường.
Tại buổi làm việc này, WB nhất trí cao đưa Việt Nam vào danh sách các nước được tiếp tục duy trì nguồn vốn vay ưu đãi (IDA) trong giai đoạn 2014 -2017.
Trước đây, WB xây dựng Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) để triển khai các hoạt động hỗ trợ Việt Nam, đến năm 2012 được nâng tầm lên Chiến lược Hợp tác Quốc gia (CPS) - quan hệ đối tác vì sự phát triển, để phản ánh đúng quan hệ hai bên.
Kể từ khi nối lại quan hệ với Việt Nam, từ tháng 10/1993 đến tháng 6/2013, WB đã cung cấp các khoản tài trợ ưu đãi với tổng số vốn vay hơn 17 tỷ USD nhằm giúp VN nâng cấp hạ tầng kinh tế, phát triển các dịch vụ xã hội, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo bền vững. Tính đến tháng 5/2013 tổng số vốn giải ngân khoảng 11,1 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên cao.
* Tại buổi tiếp bà Tổng Giám đốc IMF Christine Largarde, Thủ tướng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của IMF trong hệ thống tài chính tiền tệ toàn cầu, đặc biệt trong việc hỗ trợ các khu vực kinh tế chủ chốt vượt qua khủng hoảng.
Thủ tướng thông báo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam và quyết tâm của Chính phủ trong việc triển khai tái cơ cấu nền kinh tế, kiên định mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung vào cải cách doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và hệ thống ngân hàng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướng đề nghị IMF tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để đưa ra các đánh giá, khuyến nghị chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; tăng cường tư vấn, đối thoại chính sách, hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam. Thủ tướng bày tỏ đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ quý báu của IMF dành cho Việt Nam từ trước tới nay và cho biết Chính phủ đã tham khảo vận dụng nhiều ý kiến tư vấn, khuyến nghị của IMF trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội những năm qua.
Bà Tổng Giám đốc IMF đánh giá cao, khuyến khích, và sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, qua đó tạo nền tảng vĩ mô ổn định, vững chắc để góp phần thu hút mạnh hơn nữa các luồng vốn FDI nhằm hỗ trợ Việt nam tiếp tục phát triển kinh tế…
Bà Largade khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về tư vấn chính sách, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật. Bà Tổng giám đốc IMF bày tỏ tin tưởng rằng với các biện pháp toàn diện như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua được những thách thức kinh tế vĩ mô./.
M.A (tổng hợp)
相关推荐
- HLV Kim Sang
- 'Nam thần DJ của Rap Việt' biểu diễn tại lễ hội âm nhạc hàng đầu thế giới
- Sao Hàn 30/9: Thành viên EXO hát 'See tình', ngoại hình Hyun Bin sau khi bị chê
- Các bước 'sửa lỗi' phối đồ để bạn có vẻ ngoài thon gọn hơn
- Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- Phát ngôn tranh cãi, nghi mâu thuẫn với Cường Seven, Tăng Phúc nói gì?
- Phim 'Đào, phở và piano' lên sóng VTV vào tháng 10
- Sao Hoa ngữ 27/9: Hát khai trương cửa hàng, 'Triển Chiêu' được fan tặng tiền