当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【livescore bóng đá net】Nhiều dự án doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài có doanh thu tăng cao

Không có dự án mới,ềudựándoanhnghiệpnhànướcđầutưranướcngoàicódoanhthutălivescore bóng đá net đóng góp của doanh nghiệp nhà nước sẽ hạn chế Bộ Tài chính đôn đốc các doanh nghiệp nhà nước báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 Quản trị doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế

Đây là thông tin tại báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2022.

Doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài hơn 6,6 tỷ USD

Theo báo cáo, tính đến ngày 31/12/2022, có 30 DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức trực tiếp đầu tư và đầu tư thông qua các công ty con cấp 1, cấp 2. Số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện năm 2022 là 61,55 triệu USD tại 14 dự án, chủ yếu tại các dự án của các công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), các dự án của Tập đoàn công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).

Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của các DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước và các công ty con đến ngày 31/12/2022 là gần 6,623 tỷ USD (bằng 55,44% số vốn đầu tư đăng ký).

Trong đó, PVN có số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện lớn nhất là gần 4,027 tỷ USD, chiếm 60,80% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Tiếp theo là Viettel đầu tư gần 1,472 tỷ USD, chiếm 22,22%. Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) đứng thứ ba với 772,6 triệu USD, chiếm 11,67%. Tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của 3 doanh nghiệp này chiếm 94,69% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của khối DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Nhiều dự án doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài có doanh thu tăng cao
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện lớn nhất

Các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài tiếp tục duy trì chủ yếu trong các lĩnh vực: dầu khí; viễn thông; trồng, chế biến mủ cao su và các lĩnh vực khác (khai thác khoáng sản; nông nghiệp; xây lắp, thương mại, vận tải hàng không...).

Trong năm 2022, số tiền thu hồi từ các dự án là 427,43 triệu USD (trong đó lợi nhuận chuyển về nước là 235,75 triệu USD).

Lũy kế đến ngày 31/12/2022, có 72 dự án đầu tư ra nước ngoài của 16 doanh nghiệp đã phát sinh các khoản thu hồi, với tổng số tiền lũy kế là hơn 4,086 tỷ USD (trong đó lợi nhuận chuyển về nước là hơn 1,99 tỷ USD, thu gốc và lãi vay từ cho vay cổ đông 883,54 triệu USD, thu hồi khác hơn 1,212 tỷ USD), bằng 61,70% tổng số vốn đã đầu tư ra nước ngoài.

Trong đó, số tiền thu hồi từ các dự án của PVN chiếm phần lớn nhất là 288,75 triệu USD (lợi nhuận chuyển về nước: 121,64 triệu USD, thu hồi khác: 107,12 triệu USD). Tiếp đó là Viettel, thu hồi 97,06 triệu USD (lợi nhuận chuyển về nước là 53,18 triệu USD, thu hồi gốc và lãi cho vay từ cho vay cổ đông 43,88 triệu USD). Tổng công ty Hàng không Việt Nam thu hồi từ chuyển nhượng vốn là 37 triệu USD.

Về kết quả sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư ra nước ngoài, năm 2022, có 94 dự án phát sinh doanh thu với tổng doanh thu là hơn 9,688 tỷ USD, tăng 24,43% so với năm 2021.

Trong đó có 67 dự án có lợi nhuận, với tổng lợi nhuận sau thuế là 569,55 triệu USD (giảm 240,65 triệu USD, tương ứng 29,70% so với năm 2021). Số lợi nhuận được chia trong năm của các nhà đầu tư Việt Nam là 254,74 triệu USD (giảm 30,09 triệu USD, tương ứng giảm 10,56% so với năm 2021).

Có 29 dự án bị lỗ (giảm 1 dự án so với năm 2021) với tổng số lỗ là 263,40 triệu USD (số lỗ giảm 72,12 triệu USD, tương ứng giảm 21,50% so với năm 2021).

Đến 31/12/2022, có 43 dự án có lỗ lũy kế, tăng 1 dự án so với năm 2021. Tổng số lỗ lũy kế là hơn 1,441 tỷ USD, tăng 105,96 triệu USD, tương đương tăng 7,94% so với năm 2021.

Nhiều dự án doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài có doanh thu tăng cao

Doanh thu tăng, song lợi nhuận giảm

Đánh giá chung, Chính phủ cho biết nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của khối DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước có sự chuyển biến tích cực về doanh thu, tuy nhiên lợi nhuận vẫn giảm do chưa sử dụng chi phí hiệu quả dẫn đến số lợi nhuận được chia trong năm của các nhà đầu tư Việt Nam cũng giảm so với năm 2021 (giảm 10,56% so với năm 2021).

Một số dự án đầu tư ra nước ngoài đạt hiệu quả như: dự án thăm dò khai thác dầu khí 04 Lô tại Nhenhexky-Nga của PVN, dự án khai thác khoáng sản sắt, khoáng sản vàng của Tổng công ty Hợp tác kinh tế/Quân khu 4... có số vốn thu hồi lớn hơn vốn đầu tư thực hiện. Một số dự án viễn thông của Viettel (tại Lào, Campuchia và Timor Leste) và một số dự án xây lắp của Viettel cũng đã thu hồi gấp nhiều lần số vốn đầu tư,...

Đến cuối năm 2022, có 72 dự án đầu tư ra nước ngoài của 16 doanh nghiệp đã phát sinh các khoản thu hồi (tăng 10 dự án so với năm 2021).

Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài của Bộ Quốc phòng còn gắn với mục tiêu đảm bảo quốc phòng - an ninh thông qua việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với chính quyền và nhân dân tại địa bàn dự án.., góp phần giữ vững, nâng cao uy tín, thúc đẩy quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao và đối ngoại quốc phòng giữa Việt Nam với các quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Tuy nhiên, các dự án đầu tư ra nước ngoài có lỗ lũy kế tiếp tục tăng, những dự án gặp khó khăn, vướng mắc và tồn tại, tiềm ẩn rủi ro, tiếp tục chưa phát sinh thu hồi vốn đầu tư hoặc có phương án tái cấu trúc trong năm 2022.

Một số lĩnh vực, dự án đầu tư không đạt hiệu quả, phải dừng đầu tư, có nguy cơ mất vốn, như: các dự án thăm dò, khai thác dầu khí của PVEP (có tỷ trọng vốn đầu tư cao), dự án muối mỏ Kali tại Lào của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Một số dự án viễn thông gặp rủi ro tỷ giá, có lỗ lũy kế lớn, mất quyền kiểm soát…

Ngoài ra, một số dự án không có báo cáo hoặc báo cáo thông tin không đầy đủ, thiếu thống nhất dẫn đến khó khăn trong công tác tổng hợp, đánh giá./.

分享到: