发布时间:2025-01-12 17:58:26 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
15 văn bản được sửa đổi, bổ sung
Triển khai Quyết định 2026, Bộ NN&PTNT đã rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý và KTCN thuộc lĩnh vực của Bộ. Trong tổng số 49 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế và áp mã HS theo yêu cầu của Quyết định 2026, đến nay có 15 văn bản đã sửa đổi, bổ sung; 6 văn bản tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế. Với 28 văn bản cần công bố mã HS, Bộ NN&PTNT đã ban hành công bố danh mục mã HS đối với 26 văn bản, còn 2 văn bản tiếp tục phối hợp với Tổng cục Hải quan để hoàn thiện.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết: Thời gian qua, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị rà soát danh mục hàng hóa phải KTCN đối với những lĩnh vực quản lý theo hướng tránh chồng chéo, giảm đầu mối kiểm tra tại cửa khẩu: Đó là chỉ thực hiện kiểm tra tại cửa khẩu đối với các loại hàng hóa có nguy cơ lây lan dịch bệnh (kiểm dịch thực vật; kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, thủy sản). Đối với các loại hàng hóa chỉ kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện theo hướng quản lý rủi ro sau thông quan. Bên cạnh đó, Bộ cũng có văn bản, làm việc trực tiếp để phối hợp với các bộ, ngành có liên quan (Bộ: Công Thương, Y tế,…) nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tránh chồng chéo đối với các mặt hàng phải thực hiện nhiều thủ tục quản lý/KTCN.
Đề cập tới vấn đề sửa đổi, bổ sung văn bản KTCN của Bộ NN&PTNT, ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Văn bản hướng dẫn KTCN lĩnh vực nông nghiệp bao gồm cả quản lý chuyên ngành được ban hành nhiều nhưng có lĩnh vực chưa đầy đủ. “Theo Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 của Chính phủ, các bộ liên quan cần rà soát, thu hẹp danh mục mặt hàng cần kiểm tra ở cửa khẩu theo hướng ít nhất có thể, hoàn thành trong quý I/2017. Tuy nhiên, cho đến nay chưa bộ nào thực hiện xong. Bộ NN&PTNT cần chỉ đạo đẩy mạnh rà soát vấn đề này”, ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, về phương pháp kiểm tra, trong các văn bản của ngành nông nghiệp hầu như chưa đề cập đến phương pháp kiểm tra rủi ro. Tất cả các danh mục động vật, thực vật… khi làm thủ tục tại cửa khẩu, cơ quan Hải quan vẫn phải chờ giấy của Bộ NN&PTNT mới được cho phép thông quan. Bộ NN&PTNT cần phải quy định rõ ràng hơn trong các văn bản pháp luật. Mặt hàng nào rủi ro cao mới đưa vào kiểm tra.
Cần biện pháp cụ thể
Về tiến độ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản của Bộ NN&PTNT theo Quyết định 2026, bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) cho biết: Từ nay tới hết năm, Bộ NN&PTNT có thể hoàn thiện. Riêng việc công bố danh mục mã HS, trước đây Bộ NN&PTNT đã triển khai, song do Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư 65/2017/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam, cần điều chỉnh tiến hành áp mã HS theo Thông tư này nên gặp khó khăn về tiến độ. “Từ nay tới hết năm có nhất thiết phải hoàn thành việc áp mã HS theo Thông tư 65 hay có thể lùi một chút sang đầu năm 2018? Việc lùi thời gian có ảnh hưởng gì đến XNK hàng hóa không”, bà Kim Anh đặt vấn đề.
Đánh giá về việc sửa đổ, bổ sung các văn bản của Bộ NN&PTNT theo Quyết định 2026, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng: Bộ NN&PTN đã khá tích cực, phối hợp tốt với cơ quan thường trực. Tuy nhiên, với nội dung giảm tỷ lệ kiểm tra hàng hóa từ 30-35% xuống còn 15% và chuyển hình thức kiểm tra sang kiểm tra rủi ro, Bộ NN&PTNT cần có biện pháp cụ thể hơn. Ví dụ, để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ kiểm tra xuống 15%, Bộ NN&PTNT sẽ làm những gì? Chuyển từ hình thức kiểm tra hàng hóa thông thường sang kiểm tra rủi ro, Bộ NN&PTNT sẽ giao đơn vị nào phụ trách…? “Trước đây, khi lĩnh vực hải quan mới áp dụng các hình thức kiểm tra rủi ro, các đơn vị cũng gặp nhiều bỡ ngỡ. Xuất phát từ yêu cầu thực tế kết hợp học hỏi các nước, cuối cùng mọi việc cũng được triển khai suôn sẻ. Kinh nghiệm này phía Bộ Tài chính đã có, sẵn sàng chia sẻ nếu Bộ NN&PTNT muốn học hỏi. Mong rằng, Bộ NN&PTNT sẽ triển khai tốt kế hoạch nửa cuối năm và những năm tới theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 2026 và Quyết định 1899/QĐ-TTg ngày 4-10-2016 về thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một của Quốc gia, Cơ chế một cửa Asean và tạo thuận lợi thương mại”, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhấn mạnh.
相关文章
随便看看