Lập nick,ảnhgiáclừađảotrênZalogiảmạongườiquenđểmượntiềlịch đá tứ kết c1 “mượn” ảnh để nhắn tin vay tiền
Lập nick giả mạo, đưa ảnh của người được mạo danh lên mạng xã hội nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài sản là hình thức không mới, nhưng gần đây đã có sự biến tướng nguy hiểm.
Ngày 26/9, chia sẻ với phóng viên, chị H. (ở Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, chị vừa phải đăng một thông báo lên trang Facebook cá nhân và tài khoản Zalo để cảnh báo về một tài khoản Zalo giả mạo tên chị để nhắn tin mượn tiền người quen và bạn bè của chị H.
"Gần 8h sáng thấy đứa em dâu gọi điện hỏi thông tin để chuyển khoản, và nói rằng tôi vừa nhắn tin mượn tiền của cậu em trai. Nghe vậy tôi ngỡ ngàng vì trước đó không hề hỏi mượn tiền của ai nên báo với em là có sự nhầm lẫn", chị H. cho biết.
Thông báo của chị H. trên trang cá nhân để mọi người cảnh giác.
Theo chia sẻ của chị H., chỉ vài phút sau, cô em dâu lại tiếp tục gọi điện và thông báo vừa nhận được tin nhắn hỏi mượn tiền được gửi trực tiếp đến Zalo mang tên cô, do vậy gọi lại để xác minh. "Cô em tôi đã đối chứng tài khoản Zalo vừa gửi tin nhắn mượn tiền và tài khoản trước đó của tôi vẫn thường liên lạc, mới giật mình đây là tài khoản giả mạo không phải là tài khoản mà tôi đang sử dụng", chị H nói thêm.
Kẻ gian lập tài khoản Zalo giả mạo rồi kết nối với người thân, bạn bè nạn nhân để lừa đảo.
Mặc dù trước nay đã biết đến nhiều chiêu hack nick và giả mạo tài khoản Facebook nhằm mục đích xấu. Tuy nhiên, theo lời chị H. thì đây là lần đầu tiên chị gặp trường hợp tài khoản Zalo bị giả mạo, trong khi đó, những hình ảnh kẻ gian đăng tải lên tài khoản Zalo mạo danh nhằm tăng thêm sự tin cậy, đều được "mượn" từ tài khoản Facebook cá nhân của chị H.
"Thật bất ngờ vì kẻ gian lừa đảo ngày càng tinh vi, chắc chắn những kẻ lừa đảo đã tìm hiểu trước về người thân và bạn bè xung quanh người cần lừa đảo, từ đó mới tìm cách lừa tiền nhắm vào lòng tin của người bị hại", chị H. nhận định.
Tin nhắn hỏi mượn tiền của kẻ gian.
Cảnh giác với chiêu lừa đảo ngày càng tinh vi
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên, Đại úy Nguyễn Văn Tân (Công an Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, trước đó cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo các đối tượng hack thành công tài khoản Facebook của người dùng để đi lừa đảo hỏi mượn tiền hoặc nhờ nạp thẻ điện thoại. Tuy nhiên các chiêu lừa đảo ngày càng tinh vi hơn, kẻ gian không cần hack tài khoản mà tìm hiểu các thông tin cá nhân về người thân và bạn bè của nạn nhân, từ đó tạo thêm tài khoản tương tự để lừa đảo.
Cảnh báo hành vi lừa đảo qua email chứa mã độc tống tiền cực nguy hiểm(VietQ.vn) - Sau khi nhấp vào liên kết trong email lừa đảo, nó sẽ tải xuống mã độc tống tiền có tên ransomware cực kỳ nguy hiểm.