【kết quả câu lạc bộ pháp】Sắc màu văn hóa Gia Lai tại TP.HCM

  发布时间:2025-01-27 05:20:42   作者:玩站小弟   我要评论
VHO - Ngày 23.10, tại TP.HCM, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp Bảo tàng TP.HCM tổ chức khai mạc trưng kết quả câu lạc bộ pháp。

VHO - Ngày 23.10,ắcmàuvănhóaGiaLaitạkết quả câu lạc bộ pháp tại TP.HCM, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp Bảo tàng TP.HCM tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Gia Lai - Sắc màu văn hóa". Sự kiện có sự tham dự của Giám đốc Sở VHTT TP.HCM Trần Thế Thuận, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Yên Bái - Nguyễn Lâm Tới, lãnh đạo các bảo tàng tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Sắc màu văn hóa Gia Lai tại TP.HCM - ảnh 1
Nghi thức cắt băng khai mạc

Đây là hoạt động trưng bày ngoại tỉnh thường niên của Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhằm tăng cường quảng bá, kết nối di sản giữa hai vùng đất Gia Lai và TP.HCM.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Thanh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai cho biết, trưng bày chuyên đề “Gia Lai - Sắc màu văn hóa" nhằm thiết thực chào mừng 79 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11.1945 - 23.11.2024).

Sắc màu văn hóa Gia Lai tại TP.HCM - ảnh 2
Đại biểu tham quan không gian trưng bày

Triển lãm trưng bày hơn 200 hình ảnh, hiện vật, bảng trích, giới thiệu về các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các công trình văn hóa mang đậm bản sắc với nhiều loại hình phong phú và đa dạng gắn liền với cuộc sống của cộng đồng người dân tộc thiểu số từ ngàn đời nay.

Trong đó, có các di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Bahnar, Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui,…

Thông qua triển lãm “Gia Lai – Sắc màu văn hóa”, nhằm giới thiệu đến người dân và du khách những giá trị văn hóa của thiên nhiên và di sản văn hóa truyền thống của các tộc người tỉnh Gia Lai, trong đó có các di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh.

Sắc màu văn hóa Gia Lai tại TP.HCM - ảnh 3
Góc trưng bày nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc ở Gia Lai

Qua đó, tăng cường quảng bá hình ảnh con người, thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Gia Lai, góp phần thông tin xúc tiến phát triển du lịch của địa phương.

Bà Đoàn Thị Trang, Phó Giám đốc Phụ trách Bảo tàng TP.HCM chia sẻ: Trưng bày chuyên đề “Gia Lai - Sắc màu văn hóa" với mong muốn mang đến cho khách tham quan tại TP.HCM cơ hội khám phá những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc nơi mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ.

Sắc màu văn hóa Gia Lai tại TP.HCM - ảnh 4
Các bạn trẻ trải nghiệm nghề đan lát của các đồng bào dân tộc Gia Lai, tại không gian trưng bày

Trong nhiều năm qua, công tác phối hợp về chuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng TP.HCM được thực hiện đồng bộ, rộng khắp, góp phần giới thiệu lịch sử, văn hóa Thành phố đến đông đảo công chúng các tỉnh, thành trong cả nước.

Năm 2023, Bảo tàng TP.HCM đã có tuần lễ giới thiệu không gian văn hóa TP.HCM đến với người dân Gia Lai tại “Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023”…

“Mong rằng trưng bày lần này sẽ tiếp tục là cầu nối để chúng tôi có cơ hội kết nối, gắn bó với tất cả đơn vị trong công tác gìn giữ, lan tỏa và viết tiếp những câu chuyện về giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước”, bà Trang bày tỏ.

Sắc màu văn hóa Gia Lai tại TP.HCM - ảnh 5
Đại biểu trải nghiệm uống rượu cần - Nét văn hóa truyền thống của đồng bào Tây Nguyên

Trưng bày chuyên đề “Gia Lai - Sắc màu văn hóa" gồm 3 phần:

Phần 1:Gia Lai - Cao nguyên xanh: Giới thiệu khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thành phần các tộc người đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Trong đó nổi bật là các danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thiên nhiên ban tặng như: Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng; Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng Đạo gắn với phong trào nông dân Tây Sơn; Di tích khảo cổ học cấp quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá - một trong những cái nôi của lịch sử nhân loại.

Sắc màu văn hóa Gia Lai tại TP.HCM - ảnh 6
Khách nước ngoài tham quan không gian trưng bày nghề truyền thống

Phần 2: Nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar: Giới thiệu đến công chúng hai nghề thủ công truyền thống của của đồng bào dân tộc Jrai và Bahnar ở Gia Lai, đó là nghề đan lát và nghề dệt thổ cẩm. Đây là 2 nghề thủ công mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Gia Lai.

Nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar đã và đang phát triển mạnh, vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, vừa lưu giữ nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc trên miền đất đại ngàn, đồng thời trở thành hàng hóa được rất nhiều du khách ưa chuộng.

Phần 3: Các di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh: Giới thiệu đến công chúng 3 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Bahnar ở 4 huyện phía đông của tỉnh và Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui.

Trong đó, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESSCO ghi danh là di sản văn hóa truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25.11.2005.

Sắc màu văn hóa Gia Lai tại TP.HCM - ảnh 7
"Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" trưng bày tại Bảo tàng TP.HCM

Trưng bày diễn ra từ ngày 23.10 - 10.11.2024 tại Bảo tàng TP.HCM - Số 65 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1. Đặc biệt, du khách còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm đặc sắc trong hai ngày 23-24.10.2024 cùng các nghệ nhân đan lát và dệt thổ cẩm.

相关文章

最新评论