Thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện các trường hợp “hô biến” thực phẩm bẩn thành tươi ngon để tiếp tục chế biến và bán nhằm thu lợi nhuận. Đó là công nghệ ngâm thịt ôi thiu trong nước pha KNO3 vài phút sẽ hồng hào trở lại hay thịt lợn sữa thối được chế biến và quay giòn lên bán cho các nhà hàng đặc sản,ựcphẩmbẩnvàcôngnghệlênđờigâysốsoi kèo ý hôm nay nhà hàng tiệc cưới, quán nhậu. Biến thịt thối thành thịt thơm ngon Ông Trần Cường sống ngay cạnh bến xe Quy Nhơn, Bình Định, cho biết thường thì vào những buổi sáng tinh mơ rất nhiều chủ trang trại hoặc các tiểu thương bán thịt lợn ế, thịt lợn bệnh dịch để chuyển vào các tỉnh miền Nam. Nhận được một số thông tin về việc có sự xuất hiện của khối lượng lớn thịt lợn ôi thối không đảm bảo chất lượng tuồn vào TP.HCM nên tổ công tác liên ngành của thành phố tích cực kiểm tra. Ngày 27-9, tổ công tác này bất ngờ phát hiện chiếc xe khách mang biển số 77B- 00564 do tài xế Lê Xuân Dũng điều khiển đang trên đường di chuyển vào khu chế xuất Linh Trung. Tổ công tác đã ập vào kiểm tra đột xuất và phát hiện lượng lớn thịt lợn sữa đang bốc mùi hôi thối. Công nghệ biến thực phẩm bẩn thành tươi ngon ngày càng được sử dụng nhiềuĐối với thịt lợn sữa thối sẽ được các cơ sở sản xuất chế biến và quay giòn lên bán cho các nhà hàng đặc sản, nhà hàng tiệc cưới, quán nhậu. Còn mỡ thối thì được cắt thành từng tảng và rán lên rồi bán cho các quán bún, quán nhậu. Theo các chuyên gia về thực phẩm thì chất chính để chế biến các loại thịt heo ôi thối thường là SO2. Liều lượng sử dụng với người ở điều kiện không hạn chế là 0,1-0,35mg/kg thể trọng, có điều kiện là 0,36-1,50 mg/kg thể trọng. SO2 không được sử dụng trong bảo quản các loại thịt. Nếu nhúng thịt thiu, thối vào dung dịch này một thời gian ngắn lấy ra để ráo nước, thịt sẽ mất mùi hôi thối và có màu hồng đẹp như thịt tươi. Loại hóa chất này sẽ không gây tác hại tức thì mà ngấm dần vào hệ thống mạch máu, làm phá vỡ hồng cầu, tụt giảm bạch cầu. Dùng nhiều có thể gây tai biến và kéo theo nhiều hiểm nguy khác. Mặt khác, những loại thực phẩm này do đã chế biến kỹ càng nên người tiêu dùng rất khó có thể phân biệt bằng những kỹ năng thông thường, theo An ninh Thủ đô. Làm tươi thịt từ phân bón Công nghệ săm pết không còn quá xa lạ với những người bán thịt, nhất là vào những ngày trời nóng, độ ẩm thấp, thịt dễ bị hư hỏng. Chị Trần Thị Hòa trú tại Lĩnh Nam, Hà Nội tâm sự, cách đây vài hôm, chị mua một miếng thịt ở chợ Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội về nhà để nấu cơm tối. Miếng thịt còn rất tươi. Tuy nhiên khi nấu lên thịt lại rất hôi và có mùi thiu. Chị lấy một phần còn dư lúc trước bỏ vừa bỏ vào tủ lạnh mang ra kiểm tra. Thấy miếng thịt không còn dẻo như mọi khi. Chị Vũ Thị Đông, một người bán thịt ở chợ Tân Mai, cho rằng thịt lợn ôi ngâm trong nước có chứa chút phân đạm là có thể biến đổi màu ngay, sẽ thành tươi ngon. Trao đổi với phóng viên Infonet, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ thực phẩm – Đại học Bách khoa cho biết, việc người bán hàng ngâm thịt trong chất hay gọi là phân bón là có. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng KNO3 để bảo quản thịt và các thực phẩm khác. Dùng KNO3 "phù phép" thịt ôi thiu thành thịt tươi ngonLý giải vì sao KNO3 có thể phù phép thịt ôi thiu thành thịt tươi ngon, như mới mổ từ lợn ra, PGS Thịnh cho biết về mặt sinh hóa khi miếng thịt vừa được pha xong, Hemoglobin nằm trong thịt vẫn còn nên miếng thịt rất tươi, có màu đỏ hồng. Một vài giờ sau Hemoglobin tiếp xúc với O2 thành Memogrobin, lúc này, thịt ươn đang phân hủy có mùi, màu nhợt, thâm. Khi đó, người bán hàng chỉ cần săm pết chút KNO3 vào miếng thịt sẽ thay đổi. Bởi vì thành phần NO3 trong KNO3 sẽ biến Memogrobin ngược trở lại thành Hemoglopin, màu thâm thâm của thịt thành thịt đỏ tươi. Nhìn bằng mắt thường người ta thấy miếng thịt đó vẫn tươi ngon như lợn vừa mới được mổ. Khi thịt đã hồng hào, việc khử mùi ôi cũng không khó. Người bán hàng sẽ tẩy mùi hôi, thiu và mùi NO3 bằng cách ngâm vào chất tẩy trắng Na2 SO3. Chất này oxi hóa mạnh làm mất mùi amoniac có trong thịt khiến miếng thịt trở nên hoàn hảo. Nếu dùng quá liều cho phép, sai mục đích như biến thịt ôi thành thịt tươi thì có thể biến thành độc dược. Bảo Ngọc (T/h) Thanh Hóa: Bắt hơn 1 tấn bì lợn thối trên ô tô khách |