【bd trực tiếp】Khai thông điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện LNG

时间:2025-01-13 14:12:31来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Đầu tư dự án nhiệt điện Công Thanh bằng khí LNG góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Thanh Hoá

Tại tọa đàm với chủ đề “Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện khí LNG”,ôngđiểmnghẽnpháplýđểpháttriểncácdựánđiệbd trực tiếp diễn ra ngày 20/12, tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế cho hay, Nghị quyết số 55-NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nhiệm vụ phát triển công nghiệp khí: “Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí hóa lỏng”.

Khai thông điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện LNG

Ông Vũ Đình Ánh (ngoài cùng bên trái) phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: Hải Anh

Nghị quyết 55 yêu cầu: “Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng khí hóa lỏng, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống”.

Tuy nhiên thực trạng phát triển các dự án điện khí LNG tại Việt Nam hiện nay còn một số hạn chế cần được khai thông.

Theo TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam chỉ rõ, trong quá trình triển khai chúng ta mới có 1 dự án điện LNG duy nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Hiện nay, trong số 13 dự án điện khí đã được quy hoạch vẫn còn cần nhiều điều kiện hoàn thiện và rất nhiều điều kiện của nhà đầu tư đưa ra cần được đáp ứng...

Do đó, với mục tiêu đưa vào hoạt động 13 dự án điện khí như kế hoạch sẽ gặp rất nhiều thách thức và để thực hiện được 50% trong số đó đã là một thành công.

Tại buổi tọa đàm, các khách mời tham dự cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển của các dự án điện khí LNG. Theo ông Nguyễn Duyên Hải, Giám đốc Dự án Nhiệt điện LNG Công Thanh, về mặt cơ chế pháp lý đã tương đối đủ, khi mà Quốc hội thông qua Luật Điện lực mới và trong đó đã có quan tâm đến điện khí hóa lỏng LNG.

Tuy nhiên, đây mới là luật còn nghị định đối với nhà đầu tư và thông tư hướng dẫn về cơ chế và cách chuyển điện khí đầu vào thì vẫn phải đợi. Đó là một vướng mắc chung của dự án.

TS. Vũ Đình Ánh - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả (Bộ Tài chính) cũng chia sẻ, về quản lý ngành điện, với cách thức hiện nay, việc truyền tải điện vẫn giao cho EVN. Cơ chế mua bán điện trực tiếp rất tốt nhưng chưa được áp dụng do vấn đề tư duy.

Còn một điểm nữa đó là vấn đề ngoại tệ, do vẫn phải thông qua cơ quan quản lý ngoại hối khi gần như mọi nguồn nhập khí LNG đều bằng ngoại tệ nhưng bán điện ra cho người dùng lại bằng VNĐ.

Để góp phần tham mưu giải pháp tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, tại toạ đàm, các khách mời cũng đưa ra nhiều khuyến nghị, từ việc cần sớm hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, rõ ràng và linh hoạt nhằm thu hút đầu tư và phát triển nhiệt điện khí như một phần quan trọng trong cơ cấu nguồn điện quốc gia đến năm 2030.

Được biết, để khơi thông điểm nghẽn cho các dự án LNG, ngày 19/12, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với ông Christopher Bramley - Giám đốc cấp cao về cơ sở hạ tầng, tiếp cận thị trường (Khối Giao dịch, Vận chuyển) của Tập đoàn BP thảo luận về vai trò của việc tham gia của BP trong một số dự án năng lượng tại Việt Nam.

Khai thông điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện LNG

Dự án điện khí LNG Công Thanh nếu được đưa vào vận hành năm 2028 sẽ góp phần quan trọng trong việc cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ảnh: TL

Tại buổi làm việc, đại diện BP đã trình bày về quan tâm tham gia các dự án năng lượng tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là dự án chuyển đổi nhiên liệu (từ than sang LNG) Nhà máy Nhiệt điện Công Thanh tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Tại buổi làm việc, đại diện BP đã trình bày về kế hoạch xây dựng, triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Công Thanh trên cơ sở hạ tầng đất đai sẵn có tại Nghi Sơn, Thanh Hóa. BP tái khẳng định cam kết đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển dịch năng lượng, tích cực phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương trong thời gian tới.

相关内容
推荐内容