游客发表
发帖时间:2025-01-25 14:47:32
Mặc dù giới phân tích cho rằng ít có khả năng chính quyền Trump sẽ hủy hoàn toàn thỏa thuận nói trên,ọngnhườngchỗchololắthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia kazakhstan song sự hiện diện của những nhân vật mà ông Trump vừa bổ nhiệm vào nội các mới cho thấy ông có thể sẽ có một thái độ cứng rắn đối với Tehran.
Trong các phiên điều trần trước lễ nhậm chức vào ngày 20-1 của ông Trump, một số quan chức được bổ nhiệm đã bày tỏ rõ ràng quan điểm phản đối việc Washington mềm mỏng hơn trong quan hệ với Tehran. Ngoại trưởng được bổ nhiệm Rex Tillerson cho biết ông ủng hộ việc “xem xét lại” toàn bộ thỏa thuận hạt nhân. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng được bổ nhiệm James Mattis nói rằng Washington cần “hiện thực hóa” những gì họ đã cam kết trong hiệp định, song miêu tả Iran là “mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định của Trung Đông”. Các tuyên bố trên sẽ càng gia tăng áp lực đối với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người đang muốn dùng thỏa thuận hạt nhân này làm thành tựu nhằm thu hút lá phiếu của các cử tri trong cuộc bầu cử tái nhiệm năm nay.
Các chuyên gia nhận định dù nhiều thành viên trong nội các mới có quan điểm cứng rắn với Iran và chính bản thân ông Trump cũng đã đưa ra những tuyên bố khá gay gắt, song tỷ phú này ít có khả năng sẽ tìm cách hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân. Giáo sư quan hệ quốc tế Nasser Hadian thuộc Đại học Tehran nói: “Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn, song (thỏa thuận hạt nhân) sẽ không bị phá vỡ, đơn giản chỉ bởi đó là hành động hết sức ngu ngốc”. Các cuộc đàm phán diễn ra giữa Iran cùng các cường quốc thế giới là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức được xem là một thành tựu lớn của ngành ngoại giao quốc tế. Giới phân tích cho rằng chính bởi những điều này, việc hủy bỏ thỏa thuận gần như là không thể và nếu có, sẽ kéo theo nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Ông Hadian cho rằng thay vì hủy toàn bộ thỏa thuận, Chính quyền Trump nhiều khả năng sẽ gây sức ép đối với Iran trong những lĩnh vực bên ngoài thỏa thuận hạt nhân, chẳng hạn như áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt liên quan đến hồ sơ nhân quyền, hay chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và những cáo buộc về việc nước này hỗ trợ cho “chủ nghĩa khủng bố” ở Trung Đông.
Đây có thể là một tin tức không mấy tốt lành đối với Tổng thống Rouhani, người hy vọng có thể lấy thỏa thuận này cùng việc chấm dứt việc Iran bị cô lập trên trường quốc tế làm những thành tựu để tạo đà cho ông tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu vào tháng 5 tới. Tổng thống Rouhani, một nhân vật ôn hòa, đã thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân, bất chấp sự phản đối của các nhân vật cứng rắn, chủ yếu nhờ vào việc nhấn mạnh tới những lợi ích kinh tế tiềm năng đối với người dân Iran sau nhiều năm bị kìm hãm bởi các lệnh trừng phạt.
Sau 1 năm thực thi thỏa thuận, giới chức Iran chỉ trích Washington không tôn trọng tinh thần của văn bản này, nhất là vẫn duy trì nhiều lệnh trừng phạt không liên quan đến vấn đề hạt nhân vốn đang ngăn cản các ngân hàng phương Tây quay trở lại Iran. Ngày 15-1, các nhà đàm phán hàng đầu của Iran, từng tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân, đã cáo buộc Washington “làm mọi thứ để ngăn cản sự tiến bộ của Iran” sau thỏa thuận. Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi trao đổi với báo giới: “Trong suốt 12 tháng qua, chúng tôi đã phải chứng kiến nhiều sự trì hoãn và bội ước từ phía Mỹ cùng nhiều quốc gia khác. Sự thù địch của họ tăng lên mỗi ngày”. Trong khi đó, phe đối lập bên trong Iran đang dùng điều này để tấn công thỏa thuận, qua đó công kích Tổng thống Rouhani trước thềm bầu cử.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接