Các phát hiện kể trên có thể giảm lo ngại về việc hiệu quả bảo vệ chống lại virus chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Hai nghiên cứu mới cho thấy,ảnăngmiễndịchcóthểkéodàitớinămsaukhitiêbảng xếp hạng cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất phần lớn những người đã phục hồi sau khi mắc Covid-19 và những người sau đó được tiêm chủng sẽ không cần tiêm liều vaccine tăng cường. Tuy nhiên, vẫn có 2 nhóm có thể cần tiêm vaccine tăng cường là những người đã tiêm vaccine nhưng chưa bao giờ nhiễm virus, và số ít người nhiễm virus nhưng cơ thể không tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature, các tế bào có khả năng ghi nhớ virus sẽ tồn tại trong tủy xương và có thể tạo ra kháng thể khi cần thiết. Nghiên cứu thứ hai đăng trên BioRxiv (một trang web nghiên cứu sinh học) cho thấy những tế bào được gọi là tế bào nhớ B tiếp tục phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn trong ít nhất 12 tháng sau lần lây nhiễm ban đầu.
“Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch được tạo ra do lây nhiễm virus và tiêm chủng có thể sẽ tồn tại lâu dài”, Scott Hensley, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết.
Trên thực tế, các tế bào nhớ B được tạo ra để phản ứng với sự lây nhiễm SARS-CoV-2 và trở nên mạnh mẽ khi con người tiêm chủng. Tế bào nhớ B có thể ngăn chặn các biến thể của virus và giúp không cần thiết phải tiêm mũi tăng cường, theo Michel Nussenzweig, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Rockefeller (Mỹ).
“Những người mắc bệnh và sau đó tiêm chủng sẽ có kháng thể tuyệt vời và cơ thể họ sẽ tiếp tục phát triển các kháng thể. Tôi hy vọng chúng sẽ tồn tại trong thời gian dài”, ông Nussenzweig nói.
Khi lần đầu tiên gặp virus, tế bào B nhanh chóng sinh sôi và sản xuất kháng thể với số lượng lớn. Sau khi cơ thể trải qua tình trạng lây nhiễm cấp tính, một số lượng nhỏ tế bào B sẽ ở lại trong tủy xương và sản xuất đều đặn một lượng kháng thể.