Sau hơn 2 năm đại dịch,êngiaNhậtchiasẻkinhnghiệmđểdoanhnghiệppháttriểnbềnvữnhandinhbongda chuyên gia rất nhiều doanh nghiệp đang khó khăn vất vả để thích nghi với tình hình mới. Cộng đồng Keieijuku kết hợp với JICA, Viện VJCC… vừa tổ chức hội thảo kết nối kinh doanh với mục tiêu chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, trải nghiệm, giúp nhau vượt qua khó khăn, kết nối giao thương nội khối, xây dựng hệ sinh thái phát triển bền vững. Thử sức lĩnh vực mới, coi trọng nhân sự và cống hiến xã hội Ông Yashiro chỉ ra triết lý chung của những doanh nghiệp (DN) tồn tại và phát triển trên 100 năm. Đó là: Thử sức ở những lĩnh vực, cơ chế mới; Coi trọng cán bộ nhân viên trong DN, và tích cực cống hiến cho xã hội. Theo ông, những đặc trưng trong kinh doanh mang phong cách Nhật Bản bao gồm: Kiếm tiền mặt, loại bỏ lãng phí và cắt giảm chi phí, ngăn ngừa tổn thất; Đầu tư vào con người. Tại công ty Itochu mà ông đảm nhiệm chức vụ xây dựng và vận hành tại Việt Nam, 9h sáng công ty bắt đầu làm việc, nhưng nếu tới từ 8h sẽ được nhận bữa sáng miễn phí. Tiếp khách chỉ tiếp bữa tối, muộn nhất tới 22h. Trong công ty có nhà trẻ nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên nữ yên tâm làm việc; Kinh doanh có lợi cho cả người bán, người mua và xã hội – Kinh doanh “sanpo hoshi” (3 bên đều tốt) có thể coi là triết lý chung của rất nhiều DN Nhật Bản. Chuyên gia Nhật nhấn mạnh yếu tố để kinh doanh để không thất bại gồm: Làm rõ những triết lý kinh doanh của DN. Thường xuyên xem xét lại rằng DN mình hoạt động vì mục tiêu gì; Xây dựng môi trường làm việc mà mọi nhân viên có thể cùng làm việc vui vẻ, đúng theo mục tiêu và triết lý kinh doanh của DN; Luôn đề cao, tập trung: Kiếm tiền (bảo đảm đầy đủ tiền mặt. Quản lý dòng tiền lưu động và dòng tiền đồng tư, thêm dòng tiền tự do dự trữ); Cắt giảm (cắt giảm các chi phí quản lý, đơn giá mua hàng) và Phòng tránh (nhanh nhạy đối ứng với những trường hợp, tình huống dễ gây ra tổn thất. Quản lý những rủi ro tín dụng, nắm rõ tình hình kinh doanh của đối tác, phòng ngừa những sự vụ rắc rối của nhân viên, thay đổi sản phẩm theo yêu cầu của thị trường). Ông kết luận rằng, điều kiện chính để làm nên thành công trong kinh doanh của DN, là an toàn và sức khỏe của toàn thể cán bộ, công nhân viên của DN đó. Kinh doanh bằng tự cường và sự tử tế Năm 1998, Việt Nam và Nhật Bản đã ký Hiệp định về hợp tác Kỹ thuật giữa hai quốc gia. Năm 2000, Thủ tưởng phê duyệt Dự án xây dựng hai Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt - Nhật (VJCC) do trường Đại học Ngoại thương thực thi bằng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản. Năm 2001 và 2002, VJCC ở Hà Nội và TP. HCM đi vào hoạt động. Năm 2009, Chương trình Kinh doanh cao cấp – Keieijuku khóa 1, đào tạo doanh nhân, nhà quản lý cấp cao của các doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng mô hình doanh nghiệp điển hình Việt Nam áp dụng quản lý sản xuất theo phương thức Nhật Bản (Monozukuri) khai giảng. Trong suốt hành trình 13 năm, Keieijuku đã đào tạo được một đội ngũ gần 1.000 học viên từ ba miền Tổ quốc. Tinh thần “lấy con người làm trung tâm”, “kinh doanh thắp lửa trái tim”, “kinh doanh bằng tự lực tự cường và bằng sự tử tế” đang là ngọn đuốc dẫn đường cho nhiều thế hệ học viên dưới mái nhà chung Keieijuku. Hôm 5/8, Cộng đồng các học viên doanh nhân Keieijuku đã tổ chức số 44, với chủ đề chia sẻ từ chuyên gia Nhật Bản với các bài học thất bại – thành công trong sự nghiệp kinh doanh. Sự kiện này là cơ hội để cộng đồng mở rộng kết nối, nâng cao hình ảnh và lan tỏa tinh thần kinh doanh sau đại dịch Covid-19, sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển dịch đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ Nhật vào Việt Nam. Bảo Đức |