Chiều ngày 2/10,ộtrưởngNguyễnQuânHãysửdụngKHCNnhưcứucánhchodoanhnghiệvalencano vs trong khuôn khổ Hội chợ Công nghệ và Thiết bị Quốc tế 2015 (Techmart 2015), Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp tổ chức với tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức hội thảo: “Gặp gỡ nhưng doanh nhân tiên phong công nghệ sáng tạo trên trang báo Tia Sáng”.
Buổi gặp gỡ và giao lưu có sự tham dự của Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân và các doanh nhân thành công, là điển hình tiêu biểu trong việc đầu tư vào khoa học công nghệ, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển tốt trên thị trường.
Bộ trưởng Nguyễn Quân: "Khoa học công nghệ chính là cứu cánh của doanh nghiệp"
Chia sẻ những kinh nghiệm ứng dụng thành công khoa học vào kinh doanh, bà Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc Chiến lược tại Công ty Misfit Wearables cho hay, ở Việt Nam các bạn giỏi công nghệ cần phải vượt qua ngưỡng của một nhà khoa học để trở thành một nhà công nghệ.
“Khi nghiên cứu, họ phải nghĩ đến sản phẩm chứ không phải một bài toán về khoa học. Nghĩ đến sản phẩm hãy nghĩ đến người dùng. Ngoài ra, trong một đội, mỗi người làm một việc rồi kết hợp với nhau. Hiện giờ, các nhà khoa học Việt Nam hơi yếu vấn đề này. Mỗi người chỉ nên làm một việc rồi kết hợp với nhau chứ không nên nghĩ một mình làm một mình, sẽ khó cho ra được 1 sản phẩm tốt”, bà Trang nói.
Đại diện cho doanh nghiệp nhà nước, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông cho rằng, làm thế nào để các nhà khoa học có động cơ làm việc là điều rất quan trọng. Để có được điều đó, lãnh đạo doanh nghiệp phải có niềm tin với các nhà khoa học, mạnh dạn tạo điều kiện để họ phát triển.
“Về phía các nhà khoa học, chúng tôi thấy cần phải có sự kiên nhẫn, các kỹ năng nghiên cứu, phân tích, giải quyết vấn đề. Thực hiện khoa học phải song song với quản trị để song hành với các kế hoạch của doanh nghiệp”, ông Thanh chia sẻ.
Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp Mỹ Lan, Minh Long I cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc đầu tư cho khoa học, công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ để phát triển thành công sản phẩm.
Sau khi nghe các ý kiến tham luận và trao đổi cởi mở, chân thành tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho rằng, để vượt qua khó khăn, tồn tại và phát triển tốt, đầu tiên phải kể đến tinh thần của doanh nghiệp, sau đó là sự đầu tư cho khoa học công nghệ.
“Nếu không liên tục đổi mới công nghệ, mẫu mã, có sản phẩm mới thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không tồn tại được. Chính sự đóng góp của các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ là một minh chứng rất rõ cho thấy sự phát triển rất rõ của Việt Nam”, Bộ trưởng cho biết.
Theo Bộ trưởng, năng suất lao động và sự xếp hạng của chúng ta so với thế giới đang tăng lên từng ngày. Năm nay Việt Nam được sếp hạng 52/141 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo theo xếp hạng của WIPO. Lần đầu tiên Việt Nam đã vượt qua được Thái Lan về chỉ số này. Trong những năm tới, để Việt Nam giữ được vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN lâu dài và tiến tới đuổi kịp Malaysia, không chỉ phụ thuộc và khoa học mà còn phụ thuộc vào doanh nghiệp, những doanh nhân đầu tư vào khoa học và những nhà khoa học có tinh thần doanh nghiệp.
“Phải làm sao kết hợp tốt hai trong một, một con người vừa có tinh thần doanh nghiệp vừa có tinh thần của những người làm khoa học thì đất nước của chúng ta sẽ phát triển nhanh hơn. Misfit Wearables, Minh Long, Mỹ Lan, Rạng Đông… là những doanh nghiệp đã làm tốt điều đó”, Bộ trưởng nói.
Bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào khoa học công nghệ, tìm cách đưa khoa học vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, Bộ trưởng nói: “Tôi mong trong buổi hội thảo ngày hôm này, nếu là các nhà khoa học, hãy suy nghĩ về hoạt động khoa học công nghệ của mình bám sát với kinh doanh, nếu là doanh nghiệp hãy nghĩ đến việc sử dụng khoa học công nghệ như là một cứu cánh cho mình”.
Với vai trò người đứng đầu cơ quan Nhà nước về khoa học, Bộ trưởng khẳng định: “Chúng tôi là những nhà quản lý, chúng tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để đưa khoa học công nghệ vào trong sản xuất, tạo ra bầu không khí cơ chế chính sách thông thoáng, thuận lợi nhất khuyến khích những người làm doanh nghiệp và những người làm khoa học đưa đất nước chúng ta phát triển nhanh và bền vững”.