会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xep hang han quoc】Lũ lịch sử: Hà Giang xây dựng ồ ạt thủy điện nhỏ, gây thiệt hại lớn?!

【xep hang han quoc】Lũ lịch sử: Hà Giang xây dựng ồ ạt thủy điện nhỏ, gây thiệt hại lớn?

时间:2025-01-25 22:43:44 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:982次

lu lich su ha giang xay dung o at thuy dien nho gay thiet hai lon

Thủy điện ở Hà Giang xả lũ.

Nước từ đầu nguồn đổ về với lưu lượng nước lớn, các hồ thủy điện phía thượng nguồn các sông đồng loạt xả lũ với lưu lượng từ 1.200m3/s đến 1.300 m3/s. Lũ lên nhanh trong thời gian ngắn, nhiều người dân bị động bất ngờ không kịp trở tay, nhà cửa và nhiều tài sản có giá trị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Người dân Hà Giang cho rằng đây là hệ lụy của việc xây dựng ồ ạt các nhà máy thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Bất ngờ và bàng hoàng là cảm xúc của hơn 400 hộ dân ở TP Hà Giang sau hai ngày phải chạy lũ, bỏ lại nhà cửa. Nhiều tài sản giá trị bị nhấn chìm trong biển nước.

Theo số liệu quan sát của trạm khí tượng thủy văn, lúc 13h ngày 24/6, mực lũ sông Lô tại TP Hà Giang đã đạt 104m, trên mức báo động 3. Nước từ sông tràn thẳng vào khu dân cư nằm hai bên bờ, nhiều đường phố ngập sâu kéo dài hàng trăm mét, gây ách tắc giao thông.

Ông Hoàng Đình Lợi, ở TP Hà Giang cho biết, từ năm 1962 đến nay, chưa từng thấy trận lũ nào lớn gây ra ngập úng như thế này. Nước lũ tràn vào nhà ngập sâu hơn 1m. Vợ ông Lợi phải bắc tạm bếp củi trên tầng 2 để có nước nóng nấu mỳ tôm ăn tạm qua ngày.

Ông Lợi bộc bạch: “Tôi sống ở TP Hà Giang từ năm 1962 đến bây giờ mới thấy đây là đợt nước dâng cao nhất. Cách đây mấy năm nước mới ngấp ngé ở thềm nhà mà nay nước vào tận nhà, dâng cao hơn cả ổ điện. Từ sáng đến nay chúng tôi phải dọn bùn, còn toàn bộ vật dụng tầng 1 hỏng hết”.

Do nước từ đầu nguồn đổ về với lưu lượng nước lớn, các Nhà máy Thủy điện Sông Lô 2 trên địa bàn xã Đạo Đức (Vị Xuyên) và Sông Lô 4 trên địa bàn xã Tân Thành (Bắc Quang) đồng loạt mở các cửa xả để hạn chế mức thấp nhất việc ngập úng cục bộ ở phía trên thượng lưu.

Nhà máy Thủy điện Sông Miện đã tiến hành mở các cửa xả, lưu lượng nước giao động từ 1.000 - 1.400m3/s.

Ông Nguyễn Khắc Quyền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hà Giang cho rằng, việc xả lũ các hồ thủy điện là đúng quy trình và chỉ “hơi bị động” vì nước lũ lên quá cao.

“Công tác vận hành thủy điện hiện nay đang diễn ra theo quy trình vận hành hồ chứa. Tuy nhiên, năm nay lũ lớn bất ngờ nên thông tin phối hợp giữa các thủy điện chưa tốt. Hiện nay, ngành công thương đang tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có quy chế cung cấp thông tin trong quá trình quản lý vận hành các thủy điện cho đồng bộ. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để vận hành tốt hơn”, ông Quyền giải thích.

Tính đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có 46 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy gần 900 MW, trong đó đã có 24 nhà máy thủy điện đang phát điện với tổng công suất lắp máy 473 MW. Sản lượng điện phát lên hệ thống lưới điện Quốc gia trong năm 2017 ước đạt trên 1,4 tỷ KWh, doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Một số dòng sông lớn như sông Miện, sông Nho Quế, sông Lô, sông Chảy phải “cõng” trên lưng quá nhiều dự án thủy điện, thậm chí có từ 3-6 nhà máy thủy điện. Dù chỉ là một phụ lưu của sông Lô, nhưng sông Miện hiện đang phải “cõng” 6 thủy điện là: Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Thái An, Sông Miện (Bát Đại Sơn), Sông Miện 6, và Thuận Hòa.

Những dòng sông cuồn cuộn đã bị ngăn lại thành những hồ đập khổng lồ, lòng sông bị thắt thành khúc như túi nước trên cao đe dọa nguy hiểm người dân vùng hạ lưu.

Ông Phạm Bá Khoát, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Giang cho rằng: “Chúng tôi thông báo cho TP Hà Giang đến huyện Vị Xuyên và các trạm thủy điện đồng loạt xả lũ. Các thủy điện lòng sông đã được mở hoàn toàn không phát điện, mực nước đằng trước đằng sau bằng nhau. Như tại TP Hà Giang có nhiều vùng thấp trũng vẫn bị ngập nhưng năm nay bị ngập là do thủy điện một phần. Thủy điện lòng sông không có tác dụng cắt lũ cho vùng hạ du, vì không có lòng hồ. Nếu mở van đằng trước, đằng sau như nhau, không có lòng hồ trữ được lũ lại”.

Đầu năm nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã tổ chức kiểm tra và ban hành thông báo nêu rõ từng sai phạm của hàng loạt nhà máy thủy điện trên địa bàn. Hồ chứa một số nhà máy thủy điện đã tích nước nhưng chưa có quy trình vận hành hồ chứa chưa được Bộ Công Thương phê duyệt; chưa thực hiện quan trắc, giám sát môi trường định kỳ.

Đặc biệt một số công trình đã đưa vào vận hành nhưng chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế. Thông báo này cũng chỉ ra một loạt nội dung tồn tại, yêu cầu khắc phục của thủy điện Sông Lô 2, thủy điện Suối Sửu 2, thủy điện Hạ Thành, thủy điện Thái An, thủy điện thanh thủy 2, thủy điện Sông Chảy 5, thủy điện Nậm Mạ 1, thủy điện Nậm Má, thủy điện Nho Quế 1, thủy điện Nho Quế 2, thủy điện Nho Quế 3…

Công tác quản lý nhà nước về thủy điện thời gian qua còn chưa tốt làm nảy sinh nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân, gây ảnh hưởng các công trình hạ tầng giao thông, hủy hoại môi trường sinh thái vùng hạ du.

Chị Nông Thị Trang, ở Hà Giang nêu ý kiến: “Ngập nước này là do thủy điện xả lũ. Chúng tôi là người dân cũng mong các đơn vị chịu trách nhiệm gây ra việc này cũng có giúp đỡ. Lần sau xả lũ cần có dự báo sớm để các đơn vị, doanh nghiệp và người dân có tinh thần chủ động ứng phó lũ lụt, nếu thực hiện được, tôi nghĩ rằng thiệt hại sẽ không đáng kể”.

Nước lũ đang rút đi, nhưng những hậu quả nghiêm trọng trận lũ này gây ra chắc chắn sẽ còn phải khắc phục trong thời gian dài. Đây cũng là lúc cần xem xét quy hoạch xây dựng hệ thống thủy điện nhỏ gây ra thiệt hại lớn về người, tài sản và hơn thế nữa là đang đánh đổi tài nguyên vì lợi ích của một số người.

Trong khi đó, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, hệ sinh thái sông ngòi gần như biến mất dù là mùa khô hay mùa lũ. Theo các nhà khoa học, các nhà đầu tư được hưởng lợi từ thủy điện, chứ không phải là người dân, không phải ngành điện mà cũng không phải môi trường.

Trước mắt, một số thủy điện trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt xả lũ, số thiệt hại lên tới gần 24 tỷ đồng. Dù vệt nước, dấu bùn trên tường có thể xóa đi nhưng trong tâm trí người dân tại tỉnh Hà Giang không thể nào quên trận lũ lịch sử này.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
  • Việt kiều xin tái xuất xe ô tô không đủ điều kiện
  • ADB hỗ trợ cải tiến môi trường đô thị ở Luang Prabang, Lào
  • Triều Tiên đón khách du lịch trở lại sau 4 năm đóng cửa biên giới để chống dịch
  • Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
  • Đề thi môn tổ hợp Khoa học xã hội thi tốt nghiệp THPT 2023 dễ thở
  • Ông Phạm Quang Dũng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank
  • Xung đột Hamas
推荐内容
  • Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
  • Boeing gặp rắc rối mới về an toàn của hai dòng máy bay 737 Max và 787 Dreamliner
  • Bệ đỡ cho tăng trưởng sản xuất “mùa dịch”
  • Giá xăng, dầu tiếp tục tăng mạnh
  • Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
  • Tăng cường kiểm soát NK gỗ đàn hương Osyris lanceolata