Thời gian qua,ểurtrnhtựđểkhiếunạiđngnơiđngcấket qua bong da chi tiet công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được các cấp, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện và đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo sai, đơn gửi nhiều cấp, nhiều nơi vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, đặt ra thách thức trong việc giải quyết. Người dân trình bày ý kiến tại một buổi đối thoại, giải quyết khiếu nại của lãnh đạo UBND tỉnh. Đầu năm đến nay, toàn tỉnh tiếp nhận 2.073 đơn thư các loại gửi đến các cơ quan hành chính nhà nước. Qua xử lý, có 728 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, 1.046 đơn không thuộc thẩm quyền (đã chuyển hoặc hướng dẫn), 299 đơn lưu; trong đó, 70% đơn tập trung trong lĩnh vực đất đai, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, các chế độ chính sách an sinh… Tuy số vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giảm (457 đơn) so cùng kỳ, nhưng theo đánh giá vẫn còn diễn biến phức tạp, dù các cơ quan chức năng của tỉnh đã tập trung, tích cực giải quyết. Theo ông Lưu Ngọc Đông, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh, Hậu Giang đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với diện tích đất phải thu hồi lớn. Việc thu hồi đất ảnh hưởng đến cuộc sống, nên người bị thu hồi đất thường có đơn khiếu nại, kiến nghị liên quan đến chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ. Tuy nhiên, một thực tế trong quá trình giải quyết là các đơn thư khiếu nại, tố cáo thường được gửi nhiều cấp, nhiều nơi dẫn đến tình trạng đơn thư bị chuyển lòng vòng, gây lãng phí thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan nhà nước và cho chính người khiếu nại, tố cáo. Theo UBND tỉnh, đối với công tác giải quyết khiếu nại, trong năm 2024, toàn tỉnh tiếp nhận 555 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết. Đến nay, đã giải quyết 543 vụ việc, đạt tỷ lệ 97,83%. Trong đó, khiếu nại đúng chỉ 53 vụ việc, chiếm tỷ lệ 9,76%; khiếu nại sai 450 vụ việc, chiếm tỷ lệ 82,87%; còn lại là khiếu nại đúng một phần 40 vụ việc. Ông Nguyễn Hoàng Mạnh, Chủ tịch Hội Luật gia, thành viên Đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại tỉnh, cho biết: “Quá trình tham gia đối thoại và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chúng tôi nhận thấy rằng có nhiều đơn thư nội dung không rõ ràng hoặc trình bày không đúng nội dung yêu cầu giải quyết. Đặc biệt, một số trường hợp nội dung đơn đã được các cấp, ngành giải quyết, trả lời đúng quy định pháp luật nhưng vẫn cố tình tiếp tục khiếu nại, gửi đơn đến nhiều cơ quan”. Trên thực tế, người dân khiếu nại, tố cáo nhiều cấp, nhiều nơi không đúng thẩm quyền giải quyết không chỉ gây lãng phí thời gian, tiền của, công sức mà còn tác động không nhỏ đến uy tín của tổ chức, cá nhân là đối tượng bị khiếu nại, tố cáo và của cả chính người khiếu nại, tố cáo. Theo Luật Khiếu nại năm 2011 quy định, với các vụ việc giải quyết khiếu nại lần 2, khiếu nại đến các cơ quan hành chính không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Tuy nhiên, thực tế có rất ít vụ việc được khởi kiện ra tòa mà hầu hết hộ dân tiếp tục khiếu kiện lên các cơ quan nhà nước ở Trung ương, sau đó đơn thư lại được chuyển về UBND cấp tỉnh để rà soát, xem xét… Theo ông Lưu Ngọc Đông, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, để đảm bảo việc giải quyết được nhanh chóng, đúng quy định pháp luật, người dân khi có phát sinh khiếu nại, tố cáo, có thể gửi đơn (kèm hồ sơ liên quan) hoặc đến trực tiếp tại Ban Tiếp công dân tỉnh (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh), ban tiếp công dân cấp huyện (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện). Tại ban tiếp công dân các cấp, đơn thư của công dân sẽ được xem xét thụ lý hay không thụ lý. Trường hợp nếu thụ lý sẽ có thông báo cho người khiếu nại, người tố cáo biết và thực hiện các thủ tục theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Trường hợp đơn không đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì sẽ hướng dẫn, trả lại đơn hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mặt khác, khi người dân không đồng ý đối với quyết định giải quyết lần đầu thì có thể khiếu nại trực tiếp lên cơ quan quản lý cấp trên hoặc khởi kiện ra tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Trong trường hợp nếu người dân không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì có thể khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Điều 7, Luật Khiếu nại quy định về trình tự khiếu nại Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. |
B.B |