当前位置:首页 > Thể thao

【maiz vs】Sẽ nghiên cứu sửa đổi Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt

ô tô

Chính phủ đã bổ sung nhiều loại ô tô thân thiện môi trường vào chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu. Ảnh: TL.

Đã giảm thuế tiêu thụ đặc biệt xe ô tô điện

Bộ Tài chính cũng có trả lời về kiến nghị có chính sách ưu đãi để phát triển dòng xe chiến lược dung tích nhỏ,ẽnghiêncứusửađổiLuậtthuếTiêuthụđặcbiệmaiz vs tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường.

Về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), theo Bộ Tài chính, để khuyến khích phát triển dòng xe chiến lược dung tích nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT), Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016) đã quy định giảm thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô dưới 9 chỗ có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống và tăng thuế suất thuế TTĐB ở mức cao và đặc biệt cao đối với các dòng xe có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3.

Cụ thể, giảm thuế suất thuế TTĐB đối với dòng xe ô tô có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 và chia thành các nhóm nhỏ: loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống, từ ngày 01/01/2018 áp dụng thuế suất 35% (giảm 10% so với quy định); loại trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3, từ ngày 1/1/2018 áp dụng thuế suất 40% (giảm 5%).

Bên cạnh đó, chính sách đã thực hiện giảm thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô điện, như: loại chở người từ 9 chỗ trở xuống: 15% (giảm 10%); loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ: 10% (giảm 5%); loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ: 5% (giảm 5%). Ngoài ra, Bộ Tài chính đã tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với xe có dung tích xi lanh lớn để khuyến khích sử dụng xe ô tô tiết kiệm nhiên liệu nhằm bảo vệ môi trường: mức thuế suất thuế TTĐB lên đến 150% áp dụng đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3.

Đồng thời, tại Luật thuế TTĐB đã có quy định đối với xe ô tô thân thiện với môi trường như sau: Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng mức thuế suất thuế TTĐB bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe có dung tích cùng loại. Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học mức thuế suất thuế TTĐB bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe có dung tích cùng loại.

Do vậy, theo Bộ Tài chính, chính sách thuế TTĐB đã được sửa đổi, bổ sung để ưu đãi, phát triển dòng xe chiến lược dung tích nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường.

Bộ Tài chính xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để nghiên cứu, đánh giá tác động, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật thuế TTĐB.

Linh kiện, phụ tùng ô tô không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Về chính sách thuế nhập khẩu, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển, tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã bổ sung các chủng loại xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên vào đối tượng áp dụng ưu đãi của chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu.

Đồng thời, các quy định sửa đổi tiêu chí sản lượng chung tối thiểu của các nhóm xe và sản lượng riêng tối thiểu của mẫu xe để phù hợp với thực trạng ngành sản xuất lắp ráp ô tô; sửa đổi quy định về mẫu xe và quy định về thủ tục, hồ sơ thực hiện chương trình ưu đãi thuế để giảm thủ tục hành chính nhằm góp phần khuyến khích phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành chính sách ưu đãi để phát triển dòng xe ô tô dung tích nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường như đề nghị.

Về kiến nghị miễn thuế TTĐB đối với linh kiện sản xuất trong nước. Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật thuế TTĐB hiện hành thì linh kiện, phụ tùng ô tô không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Về đề xuất sửa đổi quy định giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước (là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước), hiện nay Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Tài chính, Bộ Công thương nghiên cứu trình Chính phủ các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích đối với sản xuất, lắp ráp ô tô, nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước.

Trong đó có giải pháp về thuế TTĐB, trên cơ sở đánh giá tác động của các biện pháp đề xuất, so sánh với kinh nghiệm các nước, phù hợp với cam kết quốc tế, đảm bảo tính khả thi của các chính sách, biện pháp được đề xuất./.

Minh Anh

分享到: