【bđ hôm nay】“Sờ gáy” nhiều điểm kinh doanh hàng giả thương hiệu nổi tiếng

so gay nhieu diem kinh doanh hang gia thuong hieu noi tiengHà Nội: Lại phát hiện điểm kinh doanh hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
so gay nhieu diem kinh doanh hang gia thuong hieu noi tiengBị phạt 12 triệu đồng vì vận chuyển thuê 120 đôi giầy CONVERSE “dởm”
so gay nhieu diem kinh doanh hang gia thuong hieu noi tiengHà Nội: Lật tẩy chiêu sản xuất,ờgáynhiềuđiểmkinhdoanhhànggiảthươnghiệunổitiếbđ hôm nay kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… “dởm”
so gay nhieu diem kinh doanh hang gia thuong hieu noi tiengThu giữ lô hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
so gay nhieu diem kinh doanh hang gia thuong hieu noi tieng
Nhiều hàng hóa giả thương hiệu nổi tiếng bị lực lượng QLTT thu giữ trong tháng 2/2020.

Thu giữ nhiều hàng hiệu “dởm”

Theo Tổng cục Quản lý thị trưởng (QLTT), trước thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hàng giả, hàng nhái… xuất hiện ở nhiều phân khúc của thị trường, từ các cửa hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa, đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những trung tâm thương mại sầm uất, siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Quý I/2020, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) cả nước đã phát hiện, xử lý 37.414 vụ vi phạm, tăng 123,58% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong số này có 10.720 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 11.815 vụ gian lận thương mại; 14.879 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Qua xử lý, lực lượng QLTT đã thu nộp ngân sách hơn 97 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Đơn cử như trong tháng 1/2020, Tổng cục QLTT phối hợp với Cục QLTT TP. HCM kiểm tra 14 điểm kinh doanh tại Saigon Square và Lucky Plaza, TP. HCM khu mua sắm sầm uất bậc nhất Sài Gòn, đây được xem là chiến dịch “mở màn” được Tổng cục QLTT lựa chọn để triển khai Quyết định 3972/QĐ-TCQLTT về đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền SHTT trong chuỗi các nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.

Qua quá trình kiểm tra, tiểu thương Saigon Square và Lucky Plaza, nơi mà bấy lâu giới làm ăn trong nghề vẫn rỉ tai nhau là tụ điểm tập kết, công khai kinh doanh buôn bán hàng nhái hàng giả, đã đồng loạt đóng cửa trước đợt truy quét hàng giả của lực lượng QLTT. Trong hai ngày, lực lượng QLTT thu giữ hàng nghìn sản phẩm là đồng hồ, túi xách, dây lưng, ví da, giày thể thao, kính thời trang giả nhã các thương hiệu nổi tiếng thế giới Louis Vuitton, Chanel, Gucci, Prada… tại 14 điểm kinh doanh.

Tiếp tục trong tháng 2, Tổng cục QLTT phối hợp Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, tạm giữ hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn thương hiệu nổi tiếng tại 10 cơ sở kinh doanh tại khu đô thị Mỹ Đình 1, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Qua kiểm tra, lực lượng QLTT đã thu giữ nhiều sản phẩm túi xách, ba lô, bóp ví da… mang các nhãn hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Chanel, Gucci, Prada, Hermes; Thắt lưng Montblanc (đồ da và giả da); Đồng hồ IWC, Montblanc Watch, Rado, Valentino, Rolex, Cartier, Patek Philippe, Audemars Piguet; Giày thể thao Nike, Louis Vuitton; Quần áo Burberry, Gucci, Louis Vuitton, Tommy Jeans, The North Face… có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng và một số hàng hóa chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Tiếp đó, trong tháng 3, lực lượng QLTT kiểm tra đột xuất 20 quầy hàng tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square (có địa chỉ tại số 77-89 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 và chợ Bến Thành, TP Hồ Chí Minh) phát hiện và tạm giữ 1.500 sản phẩm hàng hóa là túi xách, túi đeo, ba lô, ví (bóp), giầy, đồng hồ đeo tay, kính mắt, thắt lưng có dấu hiệu giả mạo nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Adidas, Gucci, Cartier, Rolex, Calvin Klein, Prada, Montblanc…, với tổng trị giá hàng hóa khoảng 146 triệu đồng.

Bố trí nguồn lực để kiểm tra, giám sát

Thời gian tới, lực lượng QLTT có kiến nghị, đề xuất Ban Chỉ đạo 389 các địa phương phân công, làm rõ trách nhiệm quản lý, giám sát, đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm của từng cơ quan, tổ chức tại các địa bàn nổi cộm.

Cụ thể, các lực lượng QLTT, Công an, chính quyền quận, huyện, xã, phường, tổ dân phố, thôn, xóm, ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, làng nghề, hợp tác xã, hội, hiệp hội ngành nghề tại địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật, ký cam kết và bố trí đủ nguồn lực để tổ chức triển khai theo dõi, giám sát, kiểm tra đồng loạt, thường xuyên, đột xuất, xử lý triệt để các cơ sở vi phạm tại các địa bàn nổi cộm.

Đồng thời, triển khai kế hoạch phòng chống hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền SHTT.

Tăng cường các giải pháp phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và cơ quan thực thi nhằm chủ động điều tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội, ứng dụng di động.

Lực lượng QLTT tập trung triển khai các công cụ trực tuyến kết nối giữa cơ quan QLTT, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm hỗ trợ hiệu quả và thuận tiện cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn tiêu dùng cũng như chia sẻ thông tin, tố giác vi phạm.

Đồng thời đề nghị, Bộ Công Thương ban hành quy định về hàng hóa “Made in Vietnam” để tạo thuận lợi cho việc xử lý gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa.