当前位置:当前位置:首页 > La liga > 【bang xep hang halan】Căng thẳng Iran 正文

【bang xep hang halan】Căng thẳng Iran

[La liga] 时间:2025-01-10 17:13:10 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:180次

cang thang iran saudi arabia quotdau docquot trung dong ve lau dai

Một cuộc biểu tình tại Tehran phản đối quyết định hành quyết 47 người,ăngthẳbang xep hang halan trong đó có Giáo sỹ dòng Shi'ite nổi tiếng Nimr al-Nimr.

Bình luận về vấn đề này, Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham House) cho rằng mâu thuẫn và bạo lực phe phái, đặc biệt là giữa dòng Hồi giáo Shi'ite và Sunni, sẽ "đầu độc" Trung Đông về lâu dài, kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều thế hệ.

Không thể phủ nhận một thực tế rằng căng thẳng phe phái chưa bao giờ có dấu hiệu "hạ nhiệt" ở "chảo lửa" Trung Đông. Tình trạng này có xu hướng ngày càng phức tạp hơn khi cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược diễn ra khốc liệt. Điều này lý giải tại sao việc Saudi Arabia hành quyết 47 người, trong đó có Giáo sỹ dòng Shi'ite nổi tiếng Nimr al-Nimr, lại nhanh chóng thổi bùng "ngọn lửa" căm hận và ý đồ trả đũa, khiến bao mâu thuẫn, bất đồng bấy lâu nay có dịp "lộ sáng". Chính trị quốc tế bị một phen rúng động khi Saudi Arabia và Iran quyết không thỏa hiệp lẫn nhau.

Nếu chỉ nhìn vào cuộc khẩu chiến và màn trả đũa ngoại giao hiện nay thì chưa thể thấy hết những hố sâu ngăn cách người dân Trung Đông. Đa phần dân số Trung Đông hiện có độ tuổi dưới 30 - một thực tế khiến thế giới phải quan ngại, bởi lẽ, thế hệ trẻ ở mỗi nước đang lớn lên trong bầu không khí ngột ngạt của tình trạng căng thẳng phe phái, của bạo lực và xung đột. Những hiềm khích và bất đồng giữa các phe phái giờ đây đã trở thành một phần tất yếu của chính trường mỗi nước Trung Đông, góp phần hình thành quan điểm cố hữu trong thế giới quan của thế hệ trẻ.

5 năm trôi qua kể từ khi bùng phát các cuộc xuống đường biểu tình, tuần hành rầm rộ mà dư luận quen gọi với cái tên "Mùa Xuân Arập", hòa bình và dân chủ vẫn chưa thực sự bám rễ tại mảnh đất Trung Đông. Bạo lực phe phái nhanh chóng biến thành bạo lực chính trị giữa các thế lực theo đuổi những tham vọng trái chiều nhau. Thật dễ hiểu khi các nhà lãnh đạo chính trị chỉ có thể thu nhỏ tầm nhìn vào mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của một cộng đồng nhất định, gắn với lợi ích sống còn của họ. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo đang gây chia rẽ sâu sắc xã hội các nước Trung Đông. Đó là chưa kể đến mối bất hòa giữa cộng đồng Hồi giáo dòng Shi'ite và Sunni từng châm ngòi cho nhiều cuộc xung đột trong lịch sử.

Hầu hết Chính phủ các nước Trung Đông đều mắc phải một sai lầm cố hữu: Không tạo ra sự bình đẳng, không mang lại sự thịnh vượng chung cho những cộng đồng khác nhau trong xã hội. Vì thế, họ tự đẩy mình vào vòng luẩn quẩn của tình trạng bạo lực, xung đột triền miên, không lối thoát. Bạo lực phe phái đã nhấn chìm Iraq sau khi Mỹ phát động cuộc chiến lật đổ ông Saddam Hussein năm 2003. Hiện nay, làn sóng nổi dậy và cuộc nội chiến cũng đang hoành hành ở Syria, khiến hàng nghìn dân thường lâm vào cảnh li tán. Điều đáng nói là Iran và Saudi Arabia đều can dự sâu vào cả hai trường hợp nêu trên, nhưng ở hai chiến tuyến đối đầu nhau.

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, không phải quá khó để nhận ra mục đích của các bên khi châm ngòi cho mâu thuẫn giữa Shi'ite và Sunni. Rõ ràng, bạo lực phe phái đang bị lợi dụng vào việc hình thành những lằn ranh không thể vượt qua và khoét sâu mối thâm thù giữa Iran có dòng Shi'ite chiếm đa số và Saudi Arabia có dòng Sunni chiếm đa số. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Iran và Saudi Arabia diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là sau khi cộng đồng quốc tế ký thỏa thuận với Tehran nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân. Thời kỳ hòa hoãn giữa phương Tây và Iran cũng chính là lúc Tehran phải đối phó với nhiều thách thức, nguy cơ bắt nguồn từ khu vực. Theo nhận định của giới phân tích quốc tế, Iran sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tình hình Trung Đông - một điều mà Saudi Arabia không bao giờ chấp nhận.

Lên án mạnh mẽ việc Saudi Arabia hành quyết Giáo sỹ Nimr al-Nimr, Iran đã tự đặt mình vào vị thế bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo dòng Shi'ite ở Trung Đông. Trong khi đó, cộng đồng Sunni và nhiều nước khu vực luôn hoài nghi về chính sách của Tehran đối với láng giềng. Chắc chắn rằng tình trạng bạo lực phe phái, đặc biệt là giữa dòng Shi'ite và Sunni, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Trung Đông trong nhiều thế hệ sau này.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接