当前位置:首页 > Thể thao

【tỷ lệ nhà cái tv】Dự thảo Nghị định thi hành Luật Giá: Tăng cường phân công, phân cấp trong điều tiết giá

Luật Giá (sửa đổi): Tăng cơ sở pháp lý để giám sát,ựthảoNghịđịnhthihànhLuậtGiáTăngcườngphâncôngphâncấptrongđiềutiếtgiátỷ lệ nhà cái tv hậu kiểm việc chấp hành pháp luật về giá Luật Giá (sửa đổi): Phân cấp phù hợp, bảo đảm định giá đúng thực tiễn Đề xuất nhiều quy định tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thẩm định giá
Dự thảo Nghị định thi hành Luật Giá: Tăng cường phân công, phân cấp trong điều tiết giá
Dự thảo Nghị định cần đảm bảo sự tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý, điều tiết giá.

Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý, điều tiết giá

Theo Bộ Tài chính, việc ban hành Nghị định này nhằm thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các quy định của Luật Giá năm 2023; quy định chi tiết và đầy đủ những nội dung mà Quốc hội giao Chính phủ hướng dẫn thi hành tại Luật Giá về quản lý, điều tiết giá, nhất là đảm bảo tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý, điều tiết giá đã được thể hiện tại Luật; kế thừa và hoàn thiện những quy định về giá tại các văn bản hướng dẫn Luật Giá năm 2012 còn phù hợp với Luật Giá năm 2023 và thực tiễn.

Về mục đích, quan điểm soạn thảo, Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá phải góp phần giải quyết những bất cập đang đặt ra trong thực tiễn và bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức của các cơ quan thực hiện quản lý, điều tiết giá, tăng cường tính đồng bộ, thống nhất trong triển khai các biện pháp quản lý, điều tiết giá của các cơ quan trung ương và địa phương.

Đồng thời, Nghị định phải có cơ cấu, bố cục hợp lý; nội dung khả thi; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Theo đó, Dự thảo Nghị định gồm 5 Chương 28 Điều quy định cụ thể về hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; cơ sở dữ liệu về giá;...

Giải trình rõ về một số nội dung cơ bản được quy định tại dự thảo Nghị định, theo Bộ Tài chính, về bình ổn giá, dự thảo Nghị định đã quy định về trình tự, thủ tục, các thành phần hồ sơ, tài liệu cần thiết để các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện khi cần bổ sung vào hoặc đưa hàng hóa, dịch vụ ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá nhằm đảm bảo sự minh bạch, tạo thuận lợi cho khâu tổ chức thực hiện, nhất là trong các bối cảnh cần đảm bảo tính kịp thời khi thực hiện bình ổn giá.

Về định giá, dự thảo Nghị định quy định về trình tự, thủ tục để các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Dự thảo cũng quy định rõ các nguyên tắc trong việc triển khai các bước để định giá hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: lập phương án giá, thẩm định phương án giá và ban hành văn bản định giá. Tại các Điều đã quy định chi tiết về các thành phần hồ sơ, tài liệu, thời gian quy định để thực hiện từng bước đảm bảo minh bạch, thuận lợi cho khâu tổ chức thực hiện.

Theo Bộ Tài chính, các quy định tại dự thảo Nghị định đã quán triệt chủ trương tăng cường phân công, phân cấp theo quản lý ngành, lĩnh vực trong việc định giá hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cụ thể là việc lập phương án giá sẽ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc thẩm định phương án giá sẽ do cơ quan, đơn vị chuyên môn về ngành, lĩnh vực của hàng hóa, dịch vụ hoặc theo phân cấp ngân sách nhà nước thực hiện để đảm bảo đúng về chức năng, nhiệm vụ cũng như thể hiện rõ nguyên tắc phân công, phân cấp theo ngành, lĩnh vực; trên cơ sở đó tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trực tiếp quản lý hàng hóa, dịch vụ hoặc được phân cấp quản lý ngân sách trong mua hàng dự trữ hoặc đặt hàng.

Việc trình và ban hành văn bản định giá được quy định chi tiết, cụ thể, đảm bảo toàn diện các trường hợp hàng hóa, dịch vụ do một cơ quan có thẩm quyền định giá và hàng hóa, dịch vụ do nhiều cơ quan có thẩm quyền định giá (một cơ quan định khung giá hoặc giá tối đa hoặc giá tối thiểu để một hoặc nhiều cơ quan định giá cụ thể).

Đảm bảo kết nối giữa các cơ sở dữ liệu về giá

Về Hiệp thương giá, Điều 12 dự thảo Nghị định đã quy định về trình tự, thủ tục tổ chức hiệp thương giá để cụ thể hóa khoản 6 Điều 27 của Luật Giá. Theo đó, quy định 3 giai đoạn trước khi hiệp thương giá, tại hội nghị hiệp thương giá và trường hợp bên mua và bên bán không thỏa thuận được mức giá và tiếp tục đề nghị cơ quan hiệp thương giá xác định mức giá để hai bên thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Luật Giá.

Về cơ sở dữ liệu về giá, trên cơ sở nội dung được giao tại Luật Giá 2023, dự thảo Nghị định đã kế thừa một số quy định hiện hành phù hợp cũng như quy định chi tiết hơn về việc quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.

Cụ thể, dự thảo Nghị định đã quy định một số nội dung chi tiết về nguyên tắc trong việc xây dựng Cơ sở dữ liệu về giá. Theo đó, cơ sở dữ liệu về giá phải được đảm bảo xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, kết nối, bảo mật… Trong đó, dự thảo Nghị định đã nhấn mạnh việc đảm bảo kết nối giữa các cơ sở dữ liệu về giá với nhau.

Dự thảo Nghị định còn quy định rõ về trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành, quản trị các hệ thống cơ sở dữ liệu về giá từ trung ương đến địa phương. Trong đó, Bộ Tài chính thống nhất quản lý đối với cơ sử dữ liệu quốc gia về giá và giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc tổ chức thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND tổ chức việc quản trị, điều hành cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương.

分享到: