TheênlửachốngtăngKornetcủaNgaápđảoJavelincủaMỹtạban xep han anho tạp chí National Interest của Mỹ, cuộc xung đột Ukraine đã định nghĩa lại vai trò của xe tăng và xe bọc thép trên tiền tuyến, khi các phương tiện này dần trở nên yếu thế trước UAV và vũ khí chống tăng (ATGM).
Về UAV, cả Nga và Ukraine đều sử dụng các loại có phần tương tự nhau. Nhưng ở lĩnh vực vũ khí chống tăng, hai loại ATGM là Kornet của Nga và Javelin của Mỹ đang cạnh tranh hết sức gắt gao.
Tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ
Trên thực tế, Ukraine có hệ thống ATGM nội địa mang tên Stugna-P, nhưng số lượng vũ khí này quá ít và Kiev vẫn đang sử dụng chủ yếu các loại ATGM do phương Tây cung cấp.
Loại ATGM phổ biến và hiện đại nhất của Ukraine hiện là FGM-148 Javelin, do 2 tập đoàn Lockheed Martin and Raytheon sản xuất. Tên lửa của hệ thống Javelin nặng 15,9kg; dài 1,1m; đường kính thân tên lửa 127mm. Tầm bắn hiệu quả và tối đa của Javelin lần lượt 2.500m và 4.750m.
Điểm nổi bật của Javelin là khả năng vận hành theo nguyên lý “bắn và quên”, cho phép binh lính gia tăng tối đa sự cơ động trên chiến trường.
Theo báo cáo của Mỹ, Javelin đã phá hủy khoảng 280 phương tiện của Nga kể từ đầu cuộc xung đột, đạt tỷ lệ thành công 93%.
Tên lửa Kornet của Nga
Bên kia chiến tuyến, 9M133 Kornet là hệ thống ATGM được quân đội Nga sử dụng nhiều nhất. Dù ra đời trước Javelin khoảng 10 năm, nhưng sức mạnh của loại vũ khí này là không thể xem thường.
Đạn tên lửa Kornet có trọng lượng 27kg; chiều dài 1,2m; đường kính thân 152mm và sải cánh 460mm. Mỗi đạn tên lửa mang một đầu đạn liều nổ kép HEAT với khả năng xuyên giáp RHA 1.000-1.200mm ở sau giáp bảo vệ.
Là loại ATGM sử dụng công nghệ dẫn đường bằng laser, Kornet không có sự cơ động như Javelin, nhưng lại trội hơn ở khả năng xuyên phá và thường được gọi là "thợ săn xe tăng" của Nga.
Màn thể hiện tại Ukraine
Với Javelin, tên lửa của Mỹ cho thấy hiệu suất phá hủy mục tiêu ấn tượng, nhưng vẫn không thể giúp quân đội Ukraine giành được lợi thế trên tiền tuyến. Do Nga có số lượng xe tăng và xe bọc thép áp đảo, mỗi một mục tiêu mà Javelin tiêu diệt không thể đem lại tác động lớn như Kornet.
Theo National Interest, việc tổn thất các loại xe tăng chiến đấu của phương Tây là điều vô cùng nhạy cảm với Ukraine, nhưng họ lại không thể ngăn chặn Kornet làm điều này.
Các nguồn tin quân sự tiết lộ, Kornet là loại vũ khí đã phá hủy 2/3 số xe tăng Abrams của Mỹ và một vài chiếc Challenger 2 của Anh. Một sự thật đáng ngạc nhiên khác là loại xe tăng cũ như T-64 lại có khả năng chống chịu tốt hơn trước Kornet so với các loại xe tăng hiện đại của phương Tây.
Xe bọc thép do Mỹ sản xuất nổ tung do trúng tên lửa chống tăng của Nga
Chiếc xe bọc thép chở quân M113 do Mỹ sản xuất và được quân đội Ukraine sử dụng đã bị nổ tung do trúng tên lửa chống tăng của Nga.