当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【tỷ số werder bremen】Nâng cao chất lượng thi hành án

Hàng năm,ấtlượtỷ số werder bremen các vụ án liên quan đến tín dụng, ngân hàng chiếm tỷ lệ không nhiều so với số lượng án phải thi hành, song do số tiền lớn, các tài sản thế chấp, bảo lãnh thường là đất đai nên quá trình thi hành án gặp không ít vướng mắc, khó khăn.

Cục THADS tỉnh tổ chức đối thoại với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hậu Giang tìm giải pháp thúc đẩy giải quyết án.

Thống kê từ Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh, 5 tháng đầu năm (tính từ tháng 10-2020), đơn vị đã giải quyết xong 2.073 việc, đạt tỷ lệ 37,1% (cao hơn 53 việc so cùng kỳ), về giá trị giải quyết xong 75 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 13,69%. Kết quả giải quyết về việc, tiền cao hơn so cùng kỳ nhưng tỷ lệ giải quyết xong của 5 tháng đạt còn thấp so với tỷ lệ bình quân của năm 2020.

Theo Cục THADS tỉnh, kết quả trên do nhiều nguyên nhân gồm chủ quan, khách quan. Trong đó, do thời gian này trùng thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 kéo dài, các hoạt động kê biên, cưỡng chế theo quy định không được triển khai thực hiện, các cơ quan THADS tập trung cho công tác vận động, thuyết phục là chủ yếu nên kết quả đạt được thấp so với kế hoạch đề ra…

Thực tế cho thấy, trong các vụ việc THADS liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng, người phải thi hành án thường không tự giác chấp hành, cố tình chống đối, chây ỳ bằng nhiều cách như thay đổi hiện trạng tài sản, không nhận quyết định thi hành án, cản trở việc xác minh, kê biên, định giá, hay đưa tài sản là động sản (xe máy, máy móc, thiết bị...) ra khỏi địa phương khiến cơ quan chức năng không truy tìm được để xử lý. Cùng với đó, nhiều trường hợp người phải thi hành án cố tình khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu nại vượt cấp với mục đích kéo dài việc thi hành án.

Đơn cử như vụ ông Trần H.T., ở huyện Phụng Hiệp, có nghĩa vụ trả cho ngân hàng số tiền trên 1,2 tỉ đồng. Tài sản thế chấp của ông T. là ngôi nhà và đất ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, nhưng sau 3 lần bán đấu giá, giá trị tài sản đã giảm nhiều lần nhưng hiện vẫn chưa có người mua, khiến cơ quan thi hành án gặp nhiều khó khăn.

Ở huyện Vị Thủy cũng tương tự. Lý giải về những tồn đọng kéo dài trong thi hành án đối với án tín dụng, ngân hàng, ông Trương Hùng Cường, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện này, cho biết: “Phần lớn người phải thi hành án có tài sản thế chấp nhưng việc xử lý thường gặp vướng, do sau khi kê biên có tranh chấp, hoặc tài sản đưa ra đấu giá nhiều lần không người mua. Trong khi đó, các ngân hàng không nhận tài sản thế chấp để trừ vào tiền thi hành án vì phải chịu thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính khác đối với tài sản, buộc cơ quan thi hành án phải tiếp tục hạ giá tài sản, kéo dài vụ việc”.

Theo Cục THADS tỉnh, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với cơ quan THADS trong việc giải quyết án có liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng là việc xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là bất động sản, vì phải trải qua quá trình kê biên, thẩm định, định giá, bán đấu giá mất nhiều thời gian. Cùng với đó là tâm lý ngại mua tài sản bán đấu giá để thi hành án của người dân cũng phần nào ảnh hưởng đến quá trình giải quyết các vụ việc.

Được biết, hiện nay theo quy định của Luật THADS năm 2014, trong trường hợp từ lần giảm giá thứ 2 trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Mặc dù vậy, với loại án liên quan đến tổ chức tín dụng, ngân hàng thì việc nhận tài sản theo luật rất nhọc nhằn. Do các tổ chức này trên địa bàn thường chỉ là chi nhánh, không có thẩm quyền để quyết định và nếu có nhận tài sản thì cũng khó quản lý, sử dụng nên họ hầu như không thực hiện việc nhận tài sản để trừ vào nợ.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, đầu tháng 3-2021, Cục THADS tỉnh đã tổ chức đối thoại với các tổ chức tín dụng, ngân hàng như Agribank, Sacombank, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang nhằm trao đổi, cung cấp thông tin trong công tác xử lý nợ xấu; phối hợp hướng dẫn nghiệp vụ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS có liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng.

Theo ông Lê Phước Toàn, Cục trưởng Cục THADS, để tháo gỡ khó khăn đối với án tín dụng, ngân hàng, thời gian tới, cục sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, đi đôi là đẩy mạnh việc động viên, giáo dục đương sự tự nguyện thi hành án, cũng như chú trọng công tác điều hành, nâng cao chất lượng, nghiệp vụ của cán bộ, chấp hành viên, góp phần khắc phục những hạn chế, đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu thi hành án trong năm.

Bài, ảnh: Đ.BẢO

分享到: