【ac milan vs sassuolo】Trách nhiệm của Bộ trưởng với những cái chết do thức ăn nhiễm độc?

作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 00:29:39 评论数:

Đại biểu Trần Ngọc Vinh đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát,áchnhiệmcủaBộtrưởngvớinhữngcáichếtdothứcănnhiễmđộac milan vs sassuolo trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng và ngành phát triển nông thôn trước cử tri cả nước như thế nào khi hàng năm có hàng chục nghìn cái chết được dự báo trước, xuất phát từ thức ăn bị nhiễm độc?

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời về thực phẩm bẩn

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về thực phẩm bẩn và trách nhiệm của người đứng đầu ngành nông nghiệp khi hàng năm có hàng chục nghìn cái chết được dự báo trước, xuất phát từ thức ăn bị nhiễm độc.

Tại kỳ họp thứ 2 và kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Đại biểu (ĐB) Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đã nêu câu hỏi cụ thể dành cho Bộ trưởng Cao Đức Phát. ĐB Vinh hỏi: Tại kỳ họp thứ 2 và kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề với Bộ trưởng về trách nhiệm của Bộ trong việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến nông sản và chăn nuôi không đảm bảo an toàn thực phẩm… mà Bộ trưởng từng hứa sớm khắc phục tình trạng này.

Tuy nhiên, qua thực tế cuộc sống hàng ngày và phản ánh của cử tri, theo ĐB Vinh, tình trạng thực phẩm bẩn không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm. “Như thịt lợn thì chứa chất cấm, chuối ngâm ủ trong thùng hóa chất chứa thuốc trừ sâu, rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép. Có thể nói con đường từ dạ dày tới nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế”, ĐB Vinh nói.

ĐB Trần Ngọc Vinh đặt câu hỏi: “Tại sao Bộ NN&PTNT đã thực hiện nhiều giải pháp như báo cáo của Bộ đã nêu, song tình trạng này không giảm mà vẫn còn chiều hướng gia tăng? Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Phải chăng do chính sách ta đưa ra chưa đủ răn đe hay sự thiếu quyết tâm của Bộ? Trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng và ngành phát triển nông thôn trước cử tri cả nước như thế nào khi hàng năm có hàng chục nghìn cái chết được dự báo trước, xuất phát từ thức ăn bị nhiễm độc?...

Trước những vấn đề thẳng thắn mà ĐB Trần Ngọc Vinh đặt ra, Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời: “Trước hết tôi hết sức chia sẻ với bức xúc mà các đại biểu đã thể hiện. Bản thân tôi cũng nhận thức rất rõ yêu cầu và mong đợi của nhân dân cũng như trách nhiệm của mình trong việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm”.

Bộ trưởng nói: “Tôi xác định đối với toàn ngành NNPTNT phải cố gắng làm những gì mà có thể làm được theo quyền hạn và trách nhiệm để chấn chỉnh tình hình và tập trung vào 5 nhóm giải pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức; Xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế chính sách; Hỗ trợ nhân dân tổ chức sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn và vật tư nông nghiệp; Kiểm tra giám sát xử lý vi phạm; Tăng cường năng lực của hệ thống thực hiện nhiệm vụ được giao trước mắt và lâu dài” - ông Phát nói.

Theo ông Phát, các giải pháp đó đã được thực hiện ở nhiều năm và có tác động tích cực nhưng cũng mới ở mức độ kiềm chế, không bị xấu hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều mặt xấu đi và chưa bền vững. Gần đây, một số mặt xấu đi như vấn đề sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi mà ngành chức năng đã thông tin cho các cơ quan báo chí đăng tải trong liên tục trong thời gian qua.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho hay: “Chúng tôi đã phát hiện và công bố cho các đại biểu Quốc hội số liệu: 9 tháng đầu năm nay có 1% thủy sản, 10% rau, 7 % thịt có dư lượng vượt phép. Nhưng vấn đề là nhân dân không biết đâu là chỗ an toàn và không an toàn nên cứ có cảm giác là tất cả đều không an toàn hết. Tuy nhiên, rõ ràng là những con số tôi nên là cao, vì thế chúng tôi thấy rằng cần phải nỗ lực để giảm và khiến nhân dân có thể phân biệt được thực phẩm an toàn và không an toàn".

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, nguyên nhân chính của tình trạng này, không phải do thiếu quyết tâm. Trong khi đó về mặt cơ sở pháp lý thì cũng đã có luật, nghị định và quyết định, thông tư... Khâu yếu là việc triển khai hướng dẫn sản xuất, kiểm tra giám sát tới hàng triệu người nông dân sản xuất vật tư, nông lâm thủy sản chưa đủ sâu rộng để tạo ra sự chuyển biến căn cơ.

Trong khi đó, bộ máy và nguồn lực thực hiện còn hạn chế. “Các đồng chí ở các địa phương tôi cũng có gặp và hỏi vì sao thực hiện công việc chưa được như mong đợi thì anh em nói nhiều lý do trong đó có việc “mỏng” người. Ví như chi cục ở Tuyên Quang có 7 người, ở Bình Dương có 10 người. Cấp huyện, xã hầu như chưa có cán bộ chuyên. Ngân sách cũng hạn chế. Vì thế chúng tôi tiếp tục thực hiện 5 khâu công việc. Và đang triển khai rất quyết liệt. Tình trạng cũng giảm đi đáng kể, trước đây là 16% thì nay chỉ còn 3-4% mẫu thức ăn dương tính với chất cấm.

“Sản xuất nông lâm thuỷ sản có hàng triệu hộ, riêng lĩnh vực thuốc BVTV có 103 doanh nghiệp sản xuất hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh, 30.000 cửa hàng bán lẻ, cần phải giám sát chặt các cơ sở này để thực hiện tốt vấn đề quản lý an toàn thực phẩm và chất lượng vật tư nông nghiệp”, Bộ trưởng bày tỏ.

最近更新