发布时间:2025-01-11 11:02:20 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Chất lượng đàn đặt lên hàng đầu
Tôi lớn lên đã thấy cây đàn Tân Châu mà anh ruột đã mua từ năm 1970. Đến nay,ânChâkết quả trận salernitana cây đàn đã 47 tuổi nhưng vẫn còn chơi ngọt ngào, cho thấy độ bền cũng như âm thanh vượt thời gian. Nhờ cây đàn hay, tôi bắt đầu mê nhạc và học nhạc, giờ cây đàn vẫn còn đó như một kỷ niệm không thể nào quên.
Nghệ nhân Trương Hữu Việt đang chế tác chiếc đàn guitar trị gía 1.000 USD cho một khách hàng tại Sài Gòn
Nhiều người bạn tôi ở xa vẫn biết đến thương hiệu Tân Châu và nhờ tôi mua hộ. Tôi như một “con buôn” chính hiệu bởi đã giúp biết bao người mua một số lượng đàn khá lớn, rồi chuyển đi khắp nơi từ Quảng Trị, Quảng Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nội… cho đến Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh. Ai từng chơi đàn Tân Châu rồi thì khó mà chơi loại đàn guitar thương hiệu khác, bởi nó có một âm thanh rất đặc trưng, tiếng đàn ấm, trong và hay. Đặc biệt, đàn càng giữ lâu năm thì tiếng của nó càng hay, cần không hề cong, nhờ độ bền đạt tới độ chuẩn, khó mà hư hỏng (ngoại trừ làm rơi).
Anh bạn tôi dạy học ở Cà Mau, Văn Tiến Mạnh, là người Huế, trước khi vào lập nghiệp ở đây mọi thứ anh có thể để lại ở nhà (nếu cần) trừ cây đàn guitar Tân Châu mà bố anh mua nó từ rất lâu rồi. Về Cà Mau dạy học được mấy năm, tình cờ thầy hiệu trưởng về nhà chơi, thấy cây đàn guitar hiệu Tân Châu đã cũ nhưng sao tiếng đàn hay, ấm, độ vang xa, dây đàn rất nhẹ, đánh thoải mái không sợ đau tay, thầy thích quá nài nỉ hoài, nể thầy, Mạnh tặng thầy và nhờ tôi mua hộ 1 cây đàn Tân Châu khác gửi vào.
Tôi nói: “Ở trong Nam thiếu gì, bạn hay về TP. Hồ Chí Minh chơi thì tiện thể mua một cây, chứ ở ngoài này gửi vào xa xôi quá”. Nói vậy, nhưng Mạnh kiên quyết không chịu, bởi lý do, đã thử nhiều cây đàn guitar đến từ nhiều thương hiệu khác, nhưng tiếng đàn nghe không sướng tai bằng Tân Châu. Còn anh Lê Anh Tuấn là người ở TP. Hồ Chí Minh, từ một lần được nghe tiếng đàn Tân Châu đã bay ra Huế chỉ vì muốn mua một cây đàn chính hiệu từ tiệm Tân Châu.
Nghệ nhân Trương Hữu Việt (con cụ Trương Hữu Châu, thế hệ đóng đàn thứ 2), nói với tôi: “Bố tôi cả một cuộc đời đam mê nghiên cứu, đóng đàn để có được chất lượng hay như thế, thì bây giờ cụ đã mất, tôi, các em tôi và các con, các cháu của gia đình tôi bằng mọi giá phải giữ chất lượng đàn lên hàng đầu, mới mong khẳng định được thương hiệu Tân Châu lâu dài”.
Khẳng định thương hiệu
Khởi nghiệp là cụ Trương Hữu Châu (nay đã mất) cho ra mắt cây đàn guitar mang tên Tân Châu đầu tiên năm 1954. Đến nay, đàn Tân Châu đã qua ba thế hệ của gia tộc, song thương hiệu đàn guitar vẫn giữ vững trên thị trường và ngày càng phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp.
Nghệ nhân đóng đàn Trương Hữu Khôi (thế hệ thứ 3, con trai nghệ nhân Trương Hữu Việt) từ một tiệm đàn nay đã phát triển thành 2 tiệm trên đường Trần Hưng Đạo, TP. Huế và tiệm nào cũng đông khách ghé mua. Ngoài việc bán tại tiệm, Trương Hữu Khôi còn phân phối thị trường khắp nơi trong cả nước, thị trường tiêu thụ nhiều nhất là Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Gặp tôi, Trương Hữu Khôi nói rằng: “Để phù hợp với thị hiếu người sử dụng, tôi đã chế tác đàn guitar thương hiệu Tân Châu thành nhiều mẫu mã, từ đàn thùng lớn, thùng bé, thùng mỏng… cho đến đàn mini, đàn guitar du lịch. Tuy nhiên, chất lượng phải đảm bảo để giữ uy tín thương hiệu cho gia tộc”. Khôi đã khoe với tôi một mẫu đàn du lịch mới rất nhỏ gọn có thể đem đi khắp nơi một cách dễ dàng vì cây đàn dài 80cm, thùng đàn rộng 30cm. Đây là kỹ thuật độc chiêu, bởi đàn tuy kích cỡ nhỏ nhưng tiếng đàn không được nhỏ, phải vang xa, độ bền cao. Hiện nay, mẫu đàn này đã được nhiều người đặt mua.
Nghệ nhân Trương Hữu Việt hiện có 1 tiệm đàn lớn ở đường Nguyễn Trãi và một xưởng đóng đàn riêng ở cuối đường Tự Đức – Thủy Dương (nay là đường Võ Văn Kiệt) khẳng định: “Tôi tiếp quản gia sản của bố và truyền dạy cho 2 con, nay đứa đầu mở tiệm riêng, đã có tiếng tăm, đứa thứ hai đang làm cùng với tôi. Hiện, thương hiệu đàn guitar của chúng tôi đã vươn xa, nhiều vị khách nước ngoài biết tiếng đến mua. Có được thương hiệu này, chúng tôi đã dày công vun đắp, gạt bỏ những lợi nhuận tầm thường trước mắt, đóng đàn kém chất lượng, mà phải duy trì việc tìm ra những loại gỗ thật tốt, dây đàn, khóa đàn, ngựa đàn… phải chọn lọc thật kỹ, từ đó mới bắt tay đóng đàn để cho ra những cây đàn hay nhất”.
Còn nghệ nhân Trương Hữu Khôi (con trai của Trương Hữu Việt, thế hệ thứ 3) thì khẳng định: “Con tôi đang còn nhỏ, nhưng bắt buộc cháu sau này lớn lên phải nối nghiệp cha ông. Ước muốn của chúng tôi, phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, học hỏi nhiều cách đóng đàn nổi tiếng trên thế giới nhằm đưa đàn guitar Tân Châu trở thành một thương hiệu mạnh, cạnh tranh với các loại đàn guitar khác trong và ngoài nước”.
Bài, ảnh: Gia Hân
相关文章
随便看看