当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả hạng nhất hàn quốc】Doanh nghiệp “khát” lao động 正文

【kết quả hạng nhất hàn quốc】Doanh nghiệp “khát” lao động

2025-01-26 01:58:20 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:645次

doanh nghiep khat lao dong

Muốn thu hút được LĐ,khátkết quả hạng nhất hàn quốc cách duy nhất là DN phải đưa ra mức lương cao, hấp dẫn Ảnh: S.T

Tâm lý “nhảy việc”

Theo thống kê của Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường LĐ (Cục Việc làm-Bộ LĐTB&XH), trong tổng số LĐ cần tuyển đầu năm, LĐ có trình độ đại học trở lên chiếm 7%, cao đẳng 8%, trung cấp 13%, công nhân kỹ thuật-sơ cấp nghề 15%, còn lại là LĐ phổ thông. Các ngành nghề tuyển dụng nhiều LĐ là dệt may-da giày, xây dựng, cơ khí, điện-điện tử, viễn thông, marketing… Theo đó, trong tháng 2-2011 những ngành nghề tuyển dụng LĐ nhiều nhất là dệt -may, giày da chiếm tỷ lệ 31,52%, điện tử - viễn thông 16,76%, dịch vụ - phục vụ 19,53%, marketing-kinh doanh - bán hàng khoảng 8% và cơ khí 4,75%. Trong khi cầu cao mà cung lại giảm, dẫn đến nguồn cung LĐ không đáp ứng cầu.

Theo nhận định của Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, trong quý I, nguồn LĐ phổ thông có nhiều biến động và thiếu hụt trầm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này là do công nhân LĐ nghỉ Tết về quê không trở lại làm việc. Tình trạng này rơi vào khối các DN thuộc lĩnh vực giày da, may mặc, chế biến hải sản, điện tử… Bên cạnh đó, vào đầu năm, các DN thường có nhiều đơn hàng hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu LĐ tăng cao nên có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực.

Trước tình trạng thiếu hụt LĐ, nhiều DN đã tìm mọi cách để tuyển công nhân. Phòng nhân sự của Công ty TNHH Canon Việt Nam (KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh) cho biết, Công ty có chính sách thưởng tiền cho người tuyển được LĐ. Mỗi công nhân mời thêm một người vào làm sẽ được thưởng 200.000đ. Tuy nhiên, vẫn không có hiệu quả, Công ty vẫn thiếu LĐ, dẫn đến nhiều công đoạn sản xuất bị ngưng trệ, chậm tiến độ.

Tại nhiều KCN trên cả nước, DN đã “rục rịch” tuyển dụng LĐ thông qua nhiều hình thức như: Treo băng rôn, tuyển dụng qua báo chí, trang Web của công ty và các trung tâm giới thiệu việc làm.

Chủ một DN thuộc lĩnh vực sản xuất giày da tại Hưng Yên cho hay, sau Tết, có khoảng 15-20% LĐ không trở lại làm việc. Tình trạng LĐ “nhảy việc” từ DN này đi các DN khác diễn ra phổ biến trong một vài năm trở lại đây đã khiến cho nhiều DN khó ổn định sản xuất. Theo các Trung tâm giới thiệu việc làm, nhu cầu LĐ của các KCN-KCX đi tìm việc khác gia tăng nên dẫn tới các DN gặp khó khăn trong việc khởi động sản xuất đầu năm mới. Thậm chí nhiều DN tại KCN Phố Nối (Hưng Yên) đã phải ra tận ngoài đường để đón lõng các LĐ phổ thông từ các tỉnh đang đổ về thành phố.

Còn một lý do khác khiến công nhân “dứt áo” không muốn làm việc tại DN mà mình là vì lương thấp. Anh Nguyễn Tiến Minh, công nhân tại Công ty TNHH Canon Việt Nam đã được 2 năm. Sau Tết, anh đã quyết định nghỉ làm ở đây với lý do “lương chỉ 2,5 triệu đồng/tháng nhưng làm việc cường độ cao, nhiều áp lực, căng thẳng”.

Ngành dệt may và da giày sử dụng nhiều LĐ nên việc công nhân bỏ việc sau Tết luôn căng thẳng nhất. Ông Bùi Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Dệt 19-5 Hà Nội thừa nhận: “Mặc dù Công ty có hơn 1.000 công nhân nhưng để “giữ chân” người LĐ sau Tết, công ty cố gắng tối đa để thực hiện tăng lương theo quy định trước thời hạn, chăm lo Tết cho người LĐ bằng tháng lương thứ 13 và cả lì xì đầu năm mới. Nhưng lượng công nhân quay trở lại cũng chỉ ở mức 75-80%”. Nguy cơ công ty thiếu LĐ trầm trọng vì các đơn hàng cao gấp đôi năm trước.

Theo ông Phạm Văn Thanh, Trưởng phòng LĐ chính sách tiền lương (Sở LĐTB&XH Hà Nội), ra Tết, các KCN-KCX khan hiếm LĐ là thực trạng đã được báo trước. Đặc biệt, nếu tết Nhâm Thìn vừa qua, các DN có mức thưởng thấp hoặc cố tình không thưởng hay cắt giảm các khoản trợ cấp do tăng lương tối thiểu (từ 1-10-2011), chắc chắn sang các tháng đầu năm 2012 sẽ phải đối mặt với tình trạng công nhân bỏ việc, “nhảy việc”.

Chính sách “chiêu mộ”

Theo nhiều chuyên gia về việc làm, muốn thu hút được LĐ, cách duy nhất là DN phải đưa ra mức lương cao, hấp dẫn để họ có thể sống bằng lương và có chút tích luỹ. Cùng với đó là các chế độ phúc lợi phải thực sự tốt mới có thể “giữ chân” cũng như “chiêu mộ” LĐ đến với công ty mình.

TS. Trần Thị Minh Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, lương cao là biện pháp hữu hiệu nhất để thu hút LĐ, vì tiền lương là nhân tố quan trọng để thúc đẩy thị trường LĐ phát triển. “Về lâu dài việc đáp ứng được LĐ có chất lượng cao cho các DN phụ thuộc vào: Giáo dục-đào tạo của Việt Nam. Tuy nhiên, chiến lược đào tạo LĐ của các DN phù hợp với chiến lược kinh doanh. Hiện nay các DN chưa có chiến lược này”- Bà Ngọc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo TS. Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN), một vấn nạn đối với nhiều nhà sản xuất hiện nay là do thiếu LĐ nên “có sao dùng vậy”. Công nhân một bước chạy từ đồng ruộng vào nhà máy, không được đào tạo bài bản, không phải là công nhân công nghiệp theo đúng nghĩa nên ý thức và kỷ luật LĐ kém. Vì thế, họ rất dễ có tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, nên sau khi đào tạo xong, làm việc được 2, 3 tháng lại nghỉ việc, dẫn đến tình trạng thiếu LĐ luôn... thường trực.

Ông J.M. Salazar, Giám đốc điều hành phụ trách khối việc làm của ILO:

Một trong những khó khăn của Việt Nam trong việc khắc phục việc thiếu lao động trong mùa dịch chuyển là do thiếu các biện pháp an sinh xã hội. Hầu hết người lao động trong khu vực nông nghiệp làm việc với năng suất thấp, việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các hoạt động sản xuất, dịch vụ và di chuyển đến các khu công nghiệp ở những thành phố lớn. Cùng với đó là tình trạng thất nghiệp, công việc làm khó khăn, thu nhập thấp và ít được bảo vệ.

Bà Phan Ngọc Mai Phương, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và đầu tư):

Thách thức đối với Việt Nam là mức gia tăng lớn của lực lượng lao động (1,1 triệu người/năm) và lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp (600.000 người/năm). Thêm vào đó là tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao (hiện gần 6,7%) và sẽ “nghiêm trọng” hơn khi mỗi năm có thêm 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động...

Thời gian tới VN cũng cần giải quyết các vấn đề khác như: Làm sao để tăng năng suất lao động cao và bền vững phù hợp với quá trình hiện đại hóa nền kinh tế, tái cơ cấu khu vực kinh tế có năng suất thấp, xây dựng chế độ tiền lương phù hợp với năng suất, cải thiện quan hệ lao động, giải quyết sự mất cân đối giữa cung - cầu, thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ phi chính thức sang chính thức, cũng như những vấn đề khác của chính sách công có tác động tới quản lý thị trường lao động...

TS. Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN):

Dịp Tết người LĐ có thể tìm được cơ hội mới với những đãi ngộ hấp dẫn hơn nên đã quyết định bỏ nơi làm việc cũ. Các DN muốn “giữ chân” người LĐ cần xây dựng các chính sách tiền lương, thưởng thật xứng đáng và có chính sách tạo điều kiện cho người tài thăng tiến. Mặt khác, cần có các chính sách phúc lợi về nhà ở và nhà trẻ… thì chắc chắn người LĐ sẽ gắn bó lâu dài.

Ông Nguyễn Thanh Hoà, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH:

Các địa phương cần chú ý tới các chính sách hỗ trợ người LĐ như đưa ra các chính sách về nhà ở, hay chăm lo tới đời sống tinh thần cho người LĐ… Đây cũng là thời điểm để các DN phải cơ cấu lại mọi thứ, đặc biệt là xem lại chính sách với người LĐ như thế nào. Sự khan hiếm LĐ sẽ buộc các DN phải nhìn nhận lại, không thể kiếm lợi dựa trên đồng lương quá thấp của người LĐ. DN và người LĐ phải cùng chia sẻ lợi ích với nhau. DN họ biết cách giữ lao động như thế nào nhưng họ nghĩ thị trường vẫn tuyển được với mức lương đó thì họ chưa tăng, nhưng tới khi không tuyển được thì họ sẽ buộc phải tăng lương để có LĐ. Tuy nhiên, lâu dài vẫn phải xây dựng các cơ chế hỗ trợ để người LĐ có thể đàm phán với chủ sử dụng về mức lương trả cho mình, với một tổ chức công đoàn thực sự mạnh và có thể đại diện cho người LĐ.

Xuân Thảo-Hồng Nụ (ghi)

Hồng Nụ

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜