【lich thi dau giai uc】Chấm dứt việc doanh nghiệp dựa dẫm, trông chờ Nhà nước
Đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) nhấn mạnh tại Hội nghị phổ biến Nghị định số 04/2017/NĐ-CP ngày 16/1/2017 về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ,ấmdứtviệcdoanhnghiệpdựadẫmtrôngchờNhànướlich thi dau giai uc do Vụ Pháp chế phối hợp với Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại tổ chức ngày 7/3.
Gắn chặt trách nhiệm của các đơn vị với Bộ Tài chính
Trình bày tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Việt Anh – Phó Trưởng phòng Pháp chế tổng hợp (Vụ Pháp chế) cho biết: Khắc phục những bất cập và hạn chế của Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011, Nghị định số 04/2017/NĐ-CP có nhiều điểm đổi mới, phù hợp với tình tình thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế hiện nay.
Nghị định không chỉ tuân thủ và bám sát các quy định hiện hành của Luật Quản lý nợ công mà còn bổ sung nhiều quy định hướng đến việc quản lý nợ chính phủ bảo lãnh chặt chẽ, an toàn và chủ động hơn. Đồng thời kiện toàn pháp lý, đáp ứng yêu cầu tăng cường kiểm soát trong cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; siết chặt, tăng cường thẩm quyền giám sát và vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như trách nhiệm đối với các đối tượng được cấp bảo lãnh…
Theo đó, những đổi mới nổi trội của nghị định là các điều chỉnh về mức bảo lãnh chính phủ, cách xác định phí bảo lãnh; đăng ký kế hoạch cấp bảo lãnh; quy trình, thủ tục, thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ cũng như bổ sung các quy định liên quan đến việc quản lý vốn vay được chính phủ bảo lãnh, tài sản thế chấp và quản lý rủi ro…
Cụ thể như, thay vì con số mức bảo lãnh chính phủ là 80% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án như trước, nghị định mới quy định giảm xuống tối đa còn 70%. Hay giá trị tài sản thế chấp được quy định rõ với mức tối thiểu bằng 120% trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Các mức phí bảo lãnh đã được điều chỉnh lại, mức phí tối thiểu tăng từ 1,5%/năm trên số dư nợ được bảo lãnh lên 2%/năm; đồng thời bổ sung thêm hệ số năng lực tài chính của doanh nghiệp vào yếu tố tính phí bảo lãnh.
Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục thẩm định cấp bảo lãnh, thế chấp tài sản và quản lý rủi ro, trách nhiệm của các bên liên quan trong toàn bộ quy trình cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ… được quy định cụ thể hơn mà vẫn không làm tăng thêm thủ tục hành chính.
Đặc biệt, bà Việt Anh cho biết: “Nghị định đã quy định ràng buộc chặt chẽ hơn về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định, xét duyệt chương trình, dự án do Bộ Tài chính tham gia cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Theo đó, các cơ quan, đơn vị liên quan đều phải gắn trách nhiệm giải trình cùng với Bộ Tài chính trong việc cấp bảo lãnh Chính phủ đối với những trường hợp phát sinh rủi ro”.
Đã hết thời DN dựa dẫm
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi ì ạch sau khủng khoảng, kinh tế trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó, các nguồn vốn vay phát triển (ODA, IDA…) ngày càng bị hạn chế. Do đó, quan điểm của Chính phủ là cần phải thay đổi cách thức tiếp cận nợ công, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là giảm tỷ trọng nợ bảo lãnh chính phủ trong nợ công.
Theo đó, đã đến lúc DN phải tự đi bằng đôi chân của mình, tự giải quyết những khó khăn về tài chính thay vì dựa dẫm, trông chờ vào bảo lãnh của Chính phủ như trước đây. Bà Việt Anh nhấn mạnh: Không còn thời DN thiếu chủ động, thiếu linh hoạt và chỉ chăm chăm chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Một trong những mục đích của nghị định là khuyến khích các DN tăng cường tính tự chủ, chủ động giải quyết các vấn đề tài chính, thay vì bảo lãnh chính phủ, DN có thể có nhiều cách khác để tiếp cận với dòng vốn khác cho sản xuất, kinh doanh, ví như các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các định chế tài chính nước ngoài…
“Chính những quy định này sẽ làm cho các DNNN trở nên vững mạnh hơn, nhất là trong quá trình tái cơ cấu để hướng tới sự tự chủ và loại bỏ cách thức quản lý mang nặng tính hành chính như trước kia. Đồng thời, thông qua đó văn hóa DN được phát huy theo hướng đề cao tính hiệu quả trong hoạt động. Ngoài ra, DN có thể chủ động tận dụng được thêm nguồn tài trợ khác, ví như những khoản vay không qua bảo lãnh chính phủ sẽ rất có lợi bởi các khoản vốn này có thể hỗ trợ được cho các dự án của nền kinh tế mà không làm tăng gánh nặng nợ công. Chính phủ sẽ không phải trả nợ cho khoản vay này. Đặc biệt, DN sẽ ý thức được rõ ràng hơn trách nhiệm của mình để tự chủ trong việc quản lý tài chính, tránh thất thoát, kém hiệu quả…”, bà Việt Anh cho biết thêm.
Theo con số thống kê của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính): Nợ được Chính phủ bão lãnh chiếm 10,2% GDP, trong đó khoảng 80% là bảo lãnh cho DNNN. Trong danh mục cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, các DN được bảo lãnh nhiều và chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục DNNN được Chính phủ bảo lãnh vay vốn có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. |
Tố Uyên
相关推荐
- Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- Sketching Hue Ancient Capital
- A taste of Hue’s ‘Thanh trà’
- Không lo thiếu gạo để xuất khẩu
- Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- Sustainable development orientation of Hue tourism
- Thương hiệu Viettel được định giá gần 1 tỷ USD
- Đề thi môn Toán vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Sư phạm