TheĐinhlăngrấttốtchosứckhỏeđượcvínhưnhânsâmcủangườinghèkết quả bóng đá giải bồ đào nhao bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, đinh lăng được coi là “nhân sâm của người nghèo”. Lá đinh lăng không chỉ được sử dụng làm rau sống mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh.
Bác sĩ Vũ cho hay đinh lăng còn có tên là cây gỏi cá vì người dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, lá có mùi thơm. Loại cây này được trồng phổ biến làm cảnh khắp Việt Nam, mọc cả ở Lào và Trung Quốc.
Thành phần hóa học của cây đinh lăng gồm alcoloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các axit amin như lyzin, xystei và methionin…
Trong đời sống, ngoài công dụng ăn gỏi cá, đinh lăng còn được dùng để chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng. Tại Ấn Độ, đinh lăng được dùng chữa sốt, làm săn da.
Bác sĩ Vũ cho hay đinh lăng có thể sử dụng trong một số bài thuốc để chữa mệt mỏi, biếng hoạt động; thông tia sữa; chữa sưng đau cơ khớp, vết thương; phòng co giật ở trẻ; chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ…. Tuy nhiên, dùng rễ đinh lăng với liều cao sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.
Năm 1961, nghiên cứu của các Khoa Dược lý, Dược liệu và Giải phẫu bệnh lý của Viện Y học quân sự Việt Nam cho thấy nước sắc rễ đinh lăng giúp tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính, tương tự nhân sâm. Nhưng trên thí nghiệm trường diễn, tác dụng chóng hết và thường hay tích lũy.
Thực nghiệm trên người, viên bột rễ đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của vận động viên thể dục, thể thao khi cần gắng sức cũng như tập luyện.
Theo bác sĩ Vũ, trên cơ sở kết quả nghiên cứu dược lý, Viện Y học quân sự Việt Nam năm 1964 cho thí nghiệm trên người. Kết quả cho thấy, liều 0,23g đến 0,5g bột đinh lăng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu 30 độ sẽ cho kết quả tăng sức dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.