发布时间:2025-01-10 19:29:39 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Tăng cường kiểm soát quyền lực,ắnkếtchặtchẽxâydựngphápluậtvớitổchứcthihànhphápluậsoi kèo bóng đá nữ mexico hôm nay phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023 Chính phủ chỉ đạo quyết liệt khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản |
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ban hành 1.010 văn bản, bao gồm: 23 luật và 101 nghị quyết của Quốc hội, 4 pháp lệnh và 882 nghị quyết của UBTVQH; kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; điều chỉnh toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; giám sát tối cao và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
Thực hiện chủ trương “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật”, Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTW MTTQVN) và các bộ, ngành, địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã quyết liệt, chủ động, kịp thời triển khai đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Công tác giám sát của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội đối với việc triển khai luật, nghị quyết có trọng tâm, trọng điểm nhưng chưa bảo đảm tính toàn diện. Việc giám sát văn bản quy định chi tiết trong một số trường hợp chưa đánh giá đầy đủ về tính hợp pháp, thống nhất, tính khả thi và hiệu lực của văn bản, chưa bám sát yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. Một số luật có số lượng nội dung giao quy định chi tiết nhiều, chưa bảo đảm tính cụ thể; còn một số nội dung thuộc trách nhiệm ban hành văn bản quy định chi tiết của UBTVQH nhưng chưa được các cơ quan chuẩn bị, trình theo đúng kế hoạch.
Ưu tiên hoàn thiện các dự án luật về thuếĐối với việc đề xuất điều chỉnh, bổ sung Chương trình, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan lưu ý khẩn trương nghiên cứu, lập đề nghị trình Quốc hội, UBTVQH xem xét, đưa vào chương trình: các dự án cần ban hành theo yêu cầu tại văn kiện, nghị quyết, kết luận của Đảng; là kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ lập pháp theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, ưu tiên các dự án luật về thuế, nhất là xử lý nội dung liên quan đến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo đảm kịp thời áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024; các dự án là kết quả rà soát pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội, Kế hoạch số 1392-KH/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội; các dự án đã được Chính phủ đề nghị đưa vào chương trình các năm trước nhưng chưa được chấp thuận và các dự án khác nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống. |
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật; kịp thời ban hành kế hoạch triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm nguồn lực và các điều kiện cần thiết cho việc thi hành luật, nghị quyết; có giải pháp kiên quyết khắc phục tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết.
Để bảo đảm tiến độ, chất lượng triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 hoàn thành kế hoạch đề ra, UBTVQH yêu cầu các cơ quan của Quốc hội được phân công thẩm tra, giúp UBTVQH tiếp thu, chỉnh lý cần chủ động phối hợp chặt chẽ “từ sớm, từ xa” với các bộ, cơ quan chủ trì dự án; tăng cường tham vấn, lấy ý kiến, khảo sát thực tiễn, chú trọng phát hiện và xử lý những quy định có dấu hiệu sơ hở, cài cắm “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ”, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực.
Sau khi Phó Chủ tịch Quốc hội trình bày báo cáo, Phó Chủ tịch UBTW MTTQVN Trương Thị Ngọc Ánh đã trình bày báo cáo tóm tắt tham luận về công tác triển khai thực hiện trách nhiệm của MTTQVN, theo quy định tại Điều 6 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tại các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, trọng tâm là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Theo báo cáo, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Ban Thường trực UBTW MTTQVN đã lựa chọn và thực hiện phản biện xã hội đối với nhiều dự án luật quan trọng như: dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), dự án Luật nhà ở (sửa đổi)…
Phó Chủ tịch UBTWMTTQVN Trương Thị Ngọc Ánh trình bày báo cáo |
Các hội nghị phản biện đã huy động sự tham gia tích cực của đại diện các tổ chức thành viên của mặt trận, các chuyên gia, nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, hội nghị phản biện xã hội dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tổ chức trực tuyến với sự tham gia của Ủy ban MTTQVN ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, Ban Thường trực UBTW MTTQVN đang tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức phản biện xã hội đối với dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)…
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch UBTW MTTQVN cũng cho biết một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15. Cụ thể như, ở cấp trung ương đến nay mới chủ yếu chỉ phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ít tổ chức phản biện xã hội đối với dự thảo các chương trình, dự án, đề án của các cơ quan cùng cấp (mới chỉ phản biện đối với 1 dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia).
Công tác phối hợp trong hoạt động phản biện xã hội của cơ quan chủ trì soạn thảo với Ban Thường trực UBTW MTTQVN đôi lúc còn chưa nhịp nhàng, đồng bộ, kịp thời. Các cơ quan chủ trì soạn thảo chưa chủ động, kịp thời gửi đề nghị để MTTQVN tổ chức phản biện. Hơn nữa, thiếu cơ chế huy động các chuyên gia, nhà khoa học, người có kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng chính sách pháp luật của MTTQVN
Trong thời gian tới, UBTW MTTQVN đề xuất, cơ quan chủ trì soạn thảo tích cực, chủ động phối hợp với Ban Thường trực MTTQVN để tổ chức phản biện xã hội ngay từ khâu lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong hoạt động phản biện xã hội của MTTQ với cơ quan chủ trì soạn thảo, trong đó cần bảo đảm sự tham gia đầy đủ của cơ quan phản biện trong các công đoạn soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền dự án, dự thảo văn bản. Việc tiếp thu, giải trình ý kiến phản biện xã hội phải được xác định là nhiệm vụ bắt buộc (đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng); văn bản phản biện cần được thể hiện rõ trong hồ sơ trình dự án, dự thảo văn bản.
相关文章
随便看看