Doanh nghiệp đầu tư dự án BOT Nha Trang – Cam Lâm là ai?Đềnghịgỡvướngchínhsáchphânbổlãivaychodoanhnghiệlịch thi đấu cúp quốc gia thổ nhĩ kỳ | |
Ủy ban Kinh tế: Dùng ngân sách để mua lại dự án BOT là không hợp lý | |
Chia sẻ “rủi ro” phù hợp |
Ảnh minh họa: Internet. |
Cụ thể, theo VARSI, với đặc thù là doanh nghiệp đầu tư hạ tầng nên tổng vốn đầu tư rất lớn, trong đó chủ yếu là vốn vay ngân hàng, vì vậy khoản chi phí lãi vay trong các các năm đầu khi dự án mới đưa vào vận hành rất cao do số dư tính lãi lớn (giảm dần vào các năm sau); ngược lại doanh thu các năm đầu lại thấp và tăng dần vào các năm sau (do tăng trưởng lưu lượng xe, tăng giá vé theo lộ trình…).
Việc ghi nhận chi phí lãi vay theo quy định hiện nay của Bộ Tài chính sẽ dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm đầu là khoản lỗ lớn và những năm cuối dự án lợi nhuận rất cao.
Do đó, VARSI đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp để nhà đầu tư BOT được ghi nhận, phân bổ chi phí lãi vay các dự án BOT, tránh kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp; đồng thời giải quyết việc hoàn thuế GTGT đối với những hóa đơn phát sinh cho doanh nghiệp BOT sau thời điểm đưa dự án vào khai thác.
Trước kiến nghị này, ngày 11/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương xem xét kiến nghị của VARSI, đề xuất xử lý, tháo gỡ, hoàn thiện quy định pháp luật, có văn bản trả lời cho hiệp hội, doanh nghiệp được biết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý trong tháng 8/2021.
Trước đó, nhận thấy bất cập này, Bộ Tài chính cũng đã tiến hành lấy ý kiến các bộ ngành để điều chỉnh. Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) có ý kiến về phương án phân bổ lãi vay theo doanh thu như đề xuất của VARSI.
Theo đó, VNBA đã có đề nghị với các ngân hàng căn cứ vào các quy định pháp luật liên quan, tình hình thực tiễn hoạt động cho vay và thực tiễn hoạt động các doanh nghiệp BOT để có ý kiến về phương án phân bổ lãi vay theo doanh thu như đề xuất của các doanh nghiệp.
VNBA cũng lưu ý các ngân hàng khi góp ý cũng cần lưu ý các đặc điểm hoạt động có tính chất đặc thù của các doanh nghiệp BOT; các cơ chế, chính sách của Nhà nước hiện hành liên quan đến hoạt động này.
Hiện nay, khoảng 80% vốn đầu tư cho các dự án giao thông theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), BOT là do ngân hàng tài trợ. Nợ xấu dự án BOT tăng khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi cho vay đầu tư các dự án BOT vì trần tín dụng cho lĩnh vực này sắp cạn. Hơn nữa, nguồn vốn cho vay dự án BOT chủ yếu là ngắn hạn. Vì vậy, khi các dự án BOT gặp khó khăn, ngân hàng không thu hồi được vốn sẽ gây ra rủi ro lớn, đặc biệt với những ngân hàng có tỷ lệ cho vay BOT, BT cao.
Vì thế, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã luôn cảnh báo các ngân hàng trong việc phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, trong đó có BOT, BT giao thông.