Dự ánBOT đầu tưxây dựng công trình tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km215+775÷Km235+885 và xây dựng QL1 đoạn tránh Tp Phủ Lý,ưađiềuchỉnhgiávétạitrạmthuphíBOTNamCầuGiẽti so bong da hom nay tỉnh Hà Nam có tổng mức đầu tư gần 2.100 tỉ đồng trong đó tuyến tránh Tp Phủ Lý được mở mới với chiều dài hơn 23km và phần tăng cường mặt đường QL1 khoảng 20km. |
Đây là nội dung chính trong công văn vừa được Bộ GTVT trả lời Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng FCC liên quan đến đề nghị tăng giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí Nam Cầu Giẽ, Dự án BOT đầu tư xây dựng công trình tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km215+775÷Km235+885 và xây dựng QL1 đoạn tránh Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam theo hình thức hợp đồng BOT.
Theo Bộ GTVT, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và văn bản số 6370/VPCP-KTKH ngày 02/8/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh mức phí đường bộ, phí các dự án BOT để giảm chi phí cho doanh nghiệpvà người dân, Bộ GTVT đã khẩn trương rà soát, có phương án xử lý bất cập tại các trạm thu phí trên cả nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi họp Thường trực Chính phủ về xử lý vướng mắc đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, Bộ GTVT đã phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan thống nhất giải pháp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 203/BGTVT-ĐTCT ngày 08/01/2019. Sau khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì họp xem xét đã yêu cầu Bộ GTVT rà soát, hoàn chỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ (Thông báo số 15/TB-VPCP ngày 12/02/2019). Trên cơ sở ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan, Bộ GTVT đã có văn bản số 11926/BGTVT-ĐTCT ngày 13/12/2019 báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tại văn bản số 813/VPCP-CN ngày 05/02/2020 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
“Do vậy, thời điểm hiện nay chưa có cơ sở để thực hiện việc tăng giá như kiến nghị của Quý Công ty. Bộ GTVT sẽ phối hợp với Công ty để xử lý ngay sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ”, văn bản của Bộ GTVT nêu rõ.
Trước đó, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng FCC xin điều chỉnh giá vé đối với xe loại 1 từ 25.000 đồng/lượt lên 30.000 đồng/lượt; từ 40.000 đồng/lượt lên 45.000 đồng/lượt đối với xe loại 2; từ 60.000 đồng/lượt lên 70.000 đồng/lượt đối với xe loại 3; từ 75.000 đồng/lượt lên 85.000 đồng/lượt đối với xe loại 4; từ 120.000 đồng/lượt lên 140.000 đồng/lượt xe loại 5. Mức vé tháng, vé quý cũng được điều chỉnh tăng tương ứng.
Mức tăng này, theo doanh nghiệp dự án, là đúng với điều 50 của Hợp đồng BOT đã ký kết. Theo đó, giá vé cứ 3 năm được điều chỉnh 1 lần, mỗi lần tăng 15%.
Được biết, trạm thu phí Nam Cầu Giẽ được đưa vào khai thác thu phí hoàn vốn cho Dự án từ 0h ngày 24/11/2016, đến nay đã được 3 năm 3 tháng. Trong thời gian thu phí, lưu lượng qua trạm thu phí Nam Cầu Giẽ chỉ đạt 75% so với phương án tàu chính, đồng thời tỷ lệ xe sử dụng vé tháng/quý lên tới 45% lượt xe qua trạm, dẫn đến doanh thu thu phí chỉ đạt 50% phương án tài chínhgây rất nhiều khó khăn cho nhà đầu tư trong việc hoàn vốn, trả lãi ngân hàng.