【top ghi bàn c1 mới nhất】Bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử các di tích

作者:World Cup 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 02:19:16 评论数:

Những năm qua,ảotồnphthuygitrịlịchsửtop ghi bàn c1 mới nhất UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng xây dựng, mở rộng, tôn tạo các di tích, với tổng kinh phí trên 200 tỉ đồng. Sắp tới đây, sẽ có một số di tích được thêm vào danh sách, góp phần tạo thêm nhiều điểm đến, tìm hiểu về lịch sử Hậu Giang cũng như Khu 9.

Di tích Chiến thắng Chương Thiện sẽ tiếp tục được đầu tư, tôn tạo, để trở thành nơi tổ chức nhiều sự kiện, điểm tham quan, khi dịch bệnh được đẩy lùi…

Định hướng phát triển “du lịch đỏ”

Ông Lê Thành Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết: Từ đầu năm đến nay, Bảo tàng đã tiến hành lập hồ sơ, từng bước hoàn thành các thủ tục cần thiết để công nhận di tích lịch sử Lữ đoàn 6 Pháo binh, Khu Căn cứ Khu ủy, Quân khu ủy Khu 9, Nhà tưởng niệm cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chùa Phổ Minh… Di tích nào đủ điều kiện công nhận di tích cấp tỉnh, di tích nào phải ghép với các di tích hiện có, đều được nghiên cứu cẩn thận để đề xuất kịp thời. Cùng với đó, lực lượng của đơn vị còn phối hợp nhiều chuyến đi sưu tầm tư liệu, hiện vật, sẵn sàng cho việc hoàn chỉnh hồ sơ, công nhận di tích khi đã đủ mọi điều kiện, thủ tục.

Việc thống nhất chủ trương đầu tư, xây dựng các di tích mới trong thời gian gần đây, đã cho thấy sự quan tâm đầu tư của tỉnh trong việc phát huy hệ thống di tích lịch sử… Đây cũng là một trong những cách góp phần chung vào định phướng phát triển “du lịch đỏ” của tỉnh trong thời gian qua, cùng với “du lịch xanh”, để tạo những điểm nhấn ấn tượng trong thời gian qua cũng như trong những năm tiếp theo.

Tại các cuộc họp thông qua phương án xây dựng các khu di tích lịch sử trong thời gian gần đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh, lưu ý đơn vị tư vấn thiết kế cũng như các sở, ngành có liên quan, phải đặc biệt quan tâm, tạo không gian phù hợp không chỉ thể hiện sự trang nghiêm trân trọng lịch sử, mà phải thể hiện được nét hài hòa, mang không gian xanh vào trong thiết kế; phải có đủ các hạng mục cần thiết, vừa tạo điểm nhấn, vừa xây dựng một điểm đến lý tưởng thu hút khách du lịch…

Tiếp tục phát huy giá trị di tích lịch sử

Trên địa bàn tỉnh có 15 di tích lịch sử, trong đó có 1 di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, 8 di tích lịch sử cấp quốc gia và 6 di tích lịch sử cấp tỉnh. Hàng năm, các di tích đón gần 300 đoàn khách với khoảng 60.000 lượt người tham quan, học tập và trải nghiệm, về nguồn… Đây là con số không cao so với các tỉnh, thành, nhưng với Hậu Giang, một tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, đã là thành công.

Hàng năm, những sự kiện lịch sử, văn hóa cũng được tỉnh chọn tổ chức tại một số điểm di tích lịch sử, thu hút khá đông người dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Từ đó, ở mỗi nơi, người quản lý di tích phải am tường và có thể thuyết minh một cách cơ bản, ngoài công việc quản lý của mình, góp phần phát huy giá trị của từng khu di tích một cách hiệu quả. Ông Trần Văn Thiện, quản lý Khu di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện, chia sẻ: “Đây là nơi hàng năm đón tiếp rất nhiều đoàn khách. Ngoài việc quan tâm công tác bảo quản các hiện vật, tôi tìm hiểu từng giai đoạn lịch sử, ý nghĩa của từng hiện vật được trưng bày, để có thể hướng dẫn những khách muốn tham quan mà họ không cần thuyết minh viên. Tôi xem đây là niềm vui và là cách thể hiện trách nhiệm, vinh dự của mình với quê hương, xứ sở”.

Việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hệ thống di tích lịch sử cũng được tỉnh quan tâm hàng năm. Năm nay, theo kế hoạch, sẽ dành kinh phí hơn 8 tỉ đồng cho việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 3 di tích lịch sử: Chiến thắng Chương Thiện, Trụ sở Ủy ban Liên hiệp đình chiến Nam bộ và Chiến thắng Chày Đạp.

“Cùng với đó, chúng tôi đang dự thảo kế hoạch thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do Chính phủ vừa phê duyệt, đề xuất các di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt và 8 di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh vào danh mục đầu tư, tôn tạo giai đoạn này”, ông Lê Thành Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, thông tin.

Đây là sự quan tâm cần thiết để những khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy giá trị, góp phần tạo động lực cho kinh tế, xã hội; giáo dục truyền thống, xây dựng tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ Hậu Giang hôm nay và mai sau.

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ